Sau hơn 4 tháng siết chặt giãn cách để phòng chống dịch, ngày 1/10, TP.HCM đã bắt đầu nới lỏng giãn cách và một trong những niềm vui của người dân là được mua hàng trực tiếp tại các siêu thị.
Với sự bùng phát của dịch bệnh, không ít người lao động đã phải mất việc và bị kẹt lại TP.HCM. Với nhu cầu mưu sinh, họ phải tìm đến công việc gặt lúa để kiếm sống, tiếp tục đợi chờ ngày được trở lại làm việc và về quê.
Việc tổ chức giao thông trong và ngoài TP.HCM đang được lên kế hoạch với các phương án hợp lý nhằm đảm bảo an toàn phòng chống dịch, đáp ứng được nhu cầu của người dân và phục hồi kinh tế.
Các doanh nghiệp hiện đang nỗ lực cho ngày tái sản xuất, đồng thời hy vọng sẽ có những điều chỉnh phù hợp trong 9 tiêu chí đảm bảo thích ứng an toàn để có thể hoạt động ổn định.
Nhờ áp dụng thành công sản xuất "3 tại chỗ", mỗi tháng, Tập đoàn VINAFEED vẫn đảm bảo cung cấp cho thị trường nội địa hơn 30.000 tấn thức ăn chăn nuôi đồng thời đảm bảo việc làm cho người lao động.
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định về việc giảm tiền thuê đất của năm 2021 đối với các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.
Ngày 28/9, Ngân hàng Thế giới nhận định tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam có thể đạt khoảng 4,8% trong năm 2021 và phục hồi về tốc độ tăng trưởng GDP trước đại dịch ở mức 6,5-7% từ năm 2022 trở đi.
Chương trình khôi phục du lịch nội địa toàn quốc, khắc phục hậu quả của đại dịch COVID-19 khởi động nhằm đáp ứng nhu cầu phục hồi sức sống cho du lịch Việt Nam, trước tiên là du lịch nội địa.
Dịch COVID-19 dần được kiểm soát tốt hơn, các địa phương đang tính tới phục hồi sản xuất kinh doanh. Riêng với các doanh nghiệp vận tải hành khách, hồi hộp và lo lắng là tâm trạng chung.
Logistic nên là ngành được ưu tiên hàng đầu trong lộ trình mở cửa nền kinh tế của TP.HCM. Đây cũng là lĩnh vực mà TP đang xem xét cho hoạt động trong Dự thảo Chỉ thị điều chỉnh các biện pháp kiểm soát dịch COVID-19 và phục hồi kinh tế xã hội.