"Sông dài" khắc khoải ước mơ tìm lại ánh sáng của Trúc Phương

15/1/2018, 15:20

Vai diễn mới của Trúc Phương trong tác phẩm "Sông dài" đã rất được khán giả mong chờ trong tuần qua. Cô gái mong chờ tìm lại ánh sáng để có thể nhìn mặt người mình yêu cũng đã phần nào thay lời muốn nói niềm khát khao của cô nàng mang biệt danh "sầu nữ".

Vai diễn mới của Trúc Phương trong tác phẩm "Sông dài" đã rất được khán giả mong chờ trong tuần qua. Cô gái mong chờ tìm lại ánh sáng để có thể nhìn mặt người mình yêu cũng đã phần nào thay lời muốn nói niềm khát khao của cô nàng mang biệt danh "sầu nữ".

Trong mùa đầu tiên của Đường đến Danh ca vọng cổ, HLV Thoại Mỹ đã từng mang "Sông dài" lên sân khấu với phần thể hiện của thí sinh Minh Chí. Ở mùa thi năm nay, nữ huấn luyện viên một lần nữa chọn tác phẩm truyền hình ăn khách này cho "gà cưng" Trúc Phương, nhưng ở một góc nhìn hoàn toàn mới phù hợp với màu sắc của sầu nữ. Trợ diễn cho Trúc Phương là hai nghệ sĩ Lý Thu và Dũng Nhí. Trên sân khấu, cô nàng sầu nữ  đóng vai một cô gái vừa được mổ mắt và luôn mong ngóng được về quê thăm cha cùng người yêu. Tuy bị người mẹ bịa chuyện người yêu cũ đã phụ tình nhưng sau cùng, Trúc Phương cũng biết được sự thật về người mình thầm mong nhớ.

Nhận xét về phần thi của học trò, Thoại Mỹ cho biết khi tập luyện, chị luôn nhắc nhở Trúc Phương hát “mở miệng ra” để âm thoát ra tròn vành, rõ chữ. Thoại Mỹ nhắc đi nhắc lại điều này thường xuyên đến mức các thầy đờn đã lấy câu cửa miệng đó làm biệt danh cho nữ huấn luyện viên. Một khuyết điểm khác của Trúc Phương khiến HLV Thoại Mỹ hy vọng cô có thể khắc phục sớm là hát nốt cao bị thé, còn nốt thấp bị chìm. Chị thường phải trực tiếp chỉnh sửa cao độ của bài nhạc cho phù hợp với tông giọng của thí sinh. Thanh Hằng cũng bài tỏ sự tiếc nuối khi các âm thấp Trúc Phương hát không rõ trong tiểu phẩm lần này. Tuy nhiên sau cùng, Thoại Mỹ không quên ngợi khen giọng hát của học trò ngọt ngào, luôn mang lại nhiều cảm xúc cho người nghe.

Đến với cuộc thi với đôi mắt khiếm khuyết nhưng giọng ca giàu cảm xúc của Trúc Phương đã giúp cô tỏa sáng trên sân khấu, chiếm được cảm tình của đông đảo khán giả mộ điệu. Một sầu nữ Trúc Phương mỏng manh nhưng chưa bao giờ yếu đuối, luôn thể hiện khao khát tìm thấy ánh sáng qua từng nhân vật mà cô thể hiện.
Trong mùa đầu tiên của Đường đến Danh ca vọng cổ, HLV Thoại Mỹ đã từng mang "Sông dài" lên sân khấu với phần thể hiện của thí sinh Minh Chí. Ở mùa thi năm nay, nữ huấn luyện viên một lần nữa chọn tác phẩm truyền hình ăn khách này cho "gà cưng" Trúc Phương, nhưng ở một góc nhìn hoàn toàn mới phù hợp với màu sắc của sầu nữ. Trợ diễn cho Trúc Phương là hai nghệ sĩ Lý Thu và Dũng Nhí. Trên sân khấu, cô nàng sầu nữ  đóng vai một cô gái vừa được mổ mắt và luôn mong ngóng được về quê thăm cha cùng người yêu. Tuy bị người mẹ bịa chuyện người yêu cũ đã phụ tình nhưng sau cùng, Trúc Phương cũng biết được sự thật về người mình thầm mong nhớ.

Nhận xét về phần thi của học trò, Thoại Mỹ cho biết khi tập luyện, chị luôn nhắc nhở Trúc Phương hát “mở miệng ra” để âm thoát ra tròn vành, rõ chữ. Thoại Mỹ nhắc đi nhắc lại điều này thường xuyên đến mức các thầy đờn đã lấy câu cửa miệng đó làm biệt danh cho nữ huấn luyện viên. Một khuyết điểm khác của Trúc Phương khiến HLV Thoại Mỹ hy vọng cô có thể khắc phục sớm là hát nốt cao bị thé, còn nốt thấp bị chìm. Chị thường phải trực tiếp chỉnh sửa cao độ của bài nhạc cho phù hợp với tông giọng của thí sinh. Thanh Hằng cũng bài tỏ sự tiếc nuối khi các âm thấp Trúc Phương hát không rõ trong tiểu phẩm lần này. Tuy nhiên sau cùng, Thoại Mỹ không quên ngợi khen giọng hát của học trò ngọt ngào, luôn mang lại nhiều cảm xúc cho người nghe.

Đến với cuộc thi với đôi mắt khiếm khuyết nhưng giọng ca giàu cảm xúc của Trúc Phương đã giúp cô tỏa sáng trên sân khấu, chiếm được cảm tình của đông đảo khán giả mộ điệu. Một sầu nữ Trúc Phương mỏng manh nhưng chưa bao giờ yếu đuối, luôn thể hiện khao khát tìm thấy ánh sáng qua từng nhân vật mà cô thể hiện.

 


Bảo Châu

Ý kiến của bạn: