(HTV) - Các nhà nghiên cứu ở Xi-bê-ri, Nga, vừa phát hiện hóa thạch của một con voi ma mút chưa trưởng thành đã ở dưới lớp băng vĩnh cửu trong hơn 50 ngàn năm qua.
Một hóa thạch voi ma mút đã được phát hiện tại miệng hố Batagaika
Một hóa thạch voi ma mút đã được phát hiện tại miệng hố Batagaika, có độ sâu hơn 80 mét. Sinh vật này có hình dạng giống con voi nhỏ, nặng hơn 110kg. Theo Maxim Cherpasov, người đứng đầu phòng thí nghiệm bảo tàng voi ma mút Lazarev, phần đầu của hóa thạch vẫn còn nguyên vẹn, điều này là rất hiếm vì thường phần thân sẽ tan chảy đầu tiên và bị các loài săn mồi ăn mất. Tuy nhiên, trong trường hợp này, hóa thạch chỉ mất phần chân trước.
Tại vùng băng vĩnh cửu của Nga, các nhà khảo cổ thường xuyên phát hiện ra hóa thạch của các loài động vật có niên đại hàng chục ngàn năm. Tháng trước, các nhà khoa học đã công bố việc tìm thấy hài cốt 32.000 năm tuổi của một con mèo răng kiếm nhỏ, và hồi đầu năm nay, xác của một con sói 44.000 năm tuổi cũng được phát hiện.
Các nhà khoa học phát hiện hài cốt mèo răng kiếm 32.000 năm và xác sói 44.000 năm tuổi.
>>> Xin mời quý vị đón xem Thời sự HTV lúc 20 giờ và Chương trình Thế giới 24G lúc 20 giờ 30 phút mỗi ngày trên kênh HTV