Giải pháp nào khơi thông “Điểm nghẽn” hệ thống Logistics TP.HCM?

HỒNG DIỄM - KIỀU MINH - NGUYỄN QUỐC - HỒ ĐỨC - THU TÌNH - MINH KHÔI - VĨNH TIẾN - KIM NGÂN - HỒNG NHI - HƯƠNG GIANG 17/7/2023, 00:00

(HTV) - Logistics vốn được coi là "xương sống" của nền kinh tế, hiện diện trong tất cả các lĩnh vực hoạt động, từ sản xuất, phân phối, lưu thông cho đến tiêu thụ.

Không phải là một ngành riêng biệt, logistics liên quan trực tiếp đến nhiều ngành khác nhau như: Giao thông vận tải, cho thuê kho bãi, dịch vụ xuất – nhập khẩu, dịch vụ hải quan, thuế, bảo hiểm, bán lẻ.

Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam gồm TP.HCM và 7 tỉnh xung quanh đóng góp khoảng 45% vào kinh tế cả nước. TP.HCM là địa phương xuất khẩu lớn nhất cả nước, là cửa ngõ giao thương cho cả khu vực phía Nam, có thuận lợi trong ASEAN về thương mại và vận tải quốc tế khi tiến hành hội nhập kinh tế quốc tế liên tục được mở rộng.

Tuy nhiên, hệ thống logistics của thành phố lại chưa phát triển xứng tầm khiến chi phí logistics ở mức cao, bào mòn lợi nhuận của doanh nghiệp, giảm sức cạnh tranh của hàng hóa và ảnh hưởng tới mỗi người tiêu dùng. 

 

Khơi thông "điểm nghẽn" hệ thống logistics. Yêu cầu cấp thiết thúc đẩy sự phát triển của cực tăng trưởng TP.HCM

Logistics là hoạt động theo chuỗi dịch vụ (AR1) từ giai đoạn tiền sản xuất cho tới khi hàng hóa tới tay người tiêu dùng cuối cùng. Chi phí logistics gồm lưu trữ hàng hóa, bao bì, đóng gói, kho bãi, luân chuyển hàng hóa, làm thủ tục hải quan.

Chuỗi dịch vụ (AR1)

Hiện nay, chi phí logistics trung bình của Việt Nam (AR2) ở mức 16,8 - 17% giá trị hàng hóa, thậm chí có những mặt hàng doanh nghiệp phải chi trả tới 20-25%. Điều này tạo áp lực cho các doanh nghiệp. 

Chi phí logistics trung bình của Việt Nam (AR2)

Thống kê cho thấy, TP.HCM có đến 11.027 trong tổng số 14.800 doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistics của vùng Đông Nam Bộ, song 90% là doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa chỉ cung cấp dịch vụ cơ bản, với tiềm lực tài chính yếu, phân mảnh, manh mún và mức độ đầu tư công nghệ thông tin hiện đại còn kém.

Hạ tầng giao thông kết nối thiếu tính đồng bộ, năng lực thông quan còn hạn chế là hai nguyên nhân lớn nhất khiến cho chi phí logistics ở mức cao, đòi hỏi phải có giải pháp vừa cụ thể ở từng khâu, nhưng phải vừa đồng bộ trên toàn hệ thống.

Giải pháp trước mắt có thể thực hiện ngay đó là đầu tư cho chuyển đổi số, số hóa các quy trình ra vào cảng, đơn giản hồ sơ thủ tục, cải cách hành chính trong ngành hải quan nhằm rút ngắn thời gian thông quan, giảm thời gian lưu kho, đồng thời cũng phải đẩy mạnh đầu tư cho nguồn nhân lực.

Từ nay đến năm 2030, TP.HCM cần (AR) hơn 960.000 tỷ đồng để đầu tư hạ tầng giao thông. Nhu cầu vốn lớn song ngân sách của Thành phố khó để đáp ứng đủ mà cần kết hợp đầu tư công và phát huy nguồn vốn xã hội qua hình thức PPP mà Nghị quyết 98 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM đã cho cơ chế. Không chỉ hạ tầng giao thông, Nghị quyết 98 còn mở ra những kỳ vọng về khơi thông điểm nghẽn của hạ tầng logistics Thành phố. 

Để logistics trở thành ngành dịch vụ mũi nhọn

Với vai trò là trung tâm kinh tế trọng điểm phía Nam, TPHCM phấn đấu (AR1) tốc độ tăng trưởng doanh thu dịch vụ logistics của doanh nghiệp đạt 15% vào năm 2025 và đạt 20% vào năm 2030, tỷ trọng đóng góp của logistics vào GRDP thành phố đến năm 2025 đạt 10% và tăng lên 12% vào năm 2030. 
Tốc độ tăng trưởng doanh thu dịch vụ logistics của doanh nghiệp 
Tỷ trọng đóng góp của logistics vào GRDP thành phố
Quan trọng hơn, (AR2) góp phần kéo giảm chi phí logistics cả nước so với GDP quốc gia đến năm 2025 còn khoảng 10-15%.
Chi phí logistics cả nước so với GDP quốc gia đến năm 2025
Để đạt được các mục tiêu này, TP.HCM cần phải chuẩn bị đồng bộ cả "Nhân lực, khoa học, công nghệ, kỹ thuật".  
 Kinh nghiệm nâng cao hệ thống logicstics và cảng biển trên thế giới

 

Đầu tư cho hạ tầng logistics là ưu tiên của nhiều quốc gia, đặc biệt sau khi đại dịch COVID19 qua đi. Thái Lan và Trung Quốc là những nước có các bước đi cụ thể, để thúc đẩy ngành logistics, góp phần phát triển kinh tế trong nước và kết nối chuỗi cung ứng trên toàn thế giới. 

 

Đầu năm nay, Thái Lan thông báo đầu tư khoảng 15 tỷ USD cho hạ tầng logistics để thúc đẩy nền kinh tế.
 
Trong số tiền đầu tư, khoảng 3 tỷ USD sẽ được dùng để nâng cấp cảng Laem Chabang, nhằm tăng năng lực vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu của Thái Lan.

Bên cạnh đó, chính phủ cũng có kế hoạch xây dựng và phát triển một bến container tự động dọc theo Bến cảng phía Tây của cảng Bangkok.

 

Để hỗ trợ hệ sinh thái vận tải quốc tế các tuyến xa, chính phủ Thái Lan muốn phát triển 29 bến cảng công cộng trên sông Chao Phraya, qua đó, tăng cường an toàn giao thông đường thủy và phát triển Laem Chabang thành một cảng thông minh có liên kết đa phương thức liền mạch với các hệ thống giao thông như ô tô và đường sắt.

Bên cạnh các khoản đầu tư vào cảng, Thái Lan còn có kế hoạch xây dựng một tuyến đường sắt cao tốc nối ba sân bay. Mặc dù giá cước vận tải container giảm, chính phủ Thái Lan vẫn không từ bỏ việc thành lập một công ty vận tải quốc  và đang tiến hành nghiên cứu khả thi.


Năm 2021, Trung Quốc thành lập một tập đoàn logistics quốc doanh khổng lồ với vốn đăng ký 30 tỉ Nhân dân tệ, đặt mục tiêu làm “đơn vị tổ chức chuỗi cung ứng toàn cầu”. Bắc Kinh cũng chọn cách dựa vào các công ty tư nhân để giúp họ đạt được tham vọng này.

Công ty vận chuyển Cainiao (trực thuộc Alibaba) được giới phân tích so sánh với hai hãng nổi tiếng Amazon và Flexport.

 

Cainiao đi vào hoạt động từ năm 2013, ban đầu chủ yếu tập trung vào phần mềm, cung cấp nền tảng thông tin hậu cần kết nối năng lực giao hàng giữa nhiều các đơn vị logistics. Dần dần Cainiao đầu tư sang cả hạ tầng hữu hình: xây dựng nhà kho, trung tâm phân phối, trung tâm tập kết hàng, trung tâm logistics tích hợp. Tất cả đều được hệ thống tự động và phần mềm độc quyền của công ty hỗ trợ. Đầu tư mang lại hiệu quả. Năm tài khóa 2022, Cainiao mỗi ngày giao trung bình 4,5 triệu kiện hàng xuyên biên giới – cạnh tranh trực tiếp với “ông lớn” trong ngành như FedEx, UPS.

Nền tảng tạo video ngắn TikTok cũng tham gia, hứa hẹn làm thay đổi thị trường logistics. Công ty có kế hoạch xây dựng “hệ thống hoàn tất đơn hàng thương mại điện tử quốc tế” gồm nhiều kho hàng cùng trung tâm hoàn tất đơn trên đất Mỹ để tăng tốc độ giao sản phẩm từ Trung Quốc cũng như giúp việc đổi trả sản phẩm trở nên dễ dàng hơn. Ngoài TikTok, thương hiệu thời trang nhanh Shein cũng có kế hoạch lập trung tâm phân phối cùng trung tâm xử lý - hoàn tất đơn hàng tại Mỹ. Công ty giao hàng JD Logistics trực thuộc JD.com, công ty chuyển phát nhanh toàn cầu SF Express cạnh tranh khốc liệt giành thị phần. 

 

Công nghệ mới trong lĩnh vực logistics như robot tự hành hay phân tích dữ liệu có thể giúp tăng cường vị thế cạnh tranh của Trung Quốc với các đối thủ truyền thống.

 

Bên cạnh đó, cơ quan chức năng Trung Quốc cũng ban hành hàng loạt chính sách mới, bao gồm mở rộng thanh toán bằng đồng nhân dân tệ, miễn giảm thuế cho hàng hóa nhằm thúc đẩy thương mại điện tử xuyên biên giới.

 

TP.HCM pháy huy vai trò "Nhạc trưởng" giúp cả vùng chuyển mình

 

Logistics là xương sống của nền kinh tế. TP.HCM phát triển thành trung tâm thương mại, tài chính, du lịch của vùng, cả nước và khu vực Đông Nam Á phải gắn chặt với nâng cao năng lực dịch vụ logistics. 

 

Khơi thông các điểm nghẽn: hạ tầng giao thông kết nối, thủ tục hành chính kết hợp với tận dụng cơ chế thu hút đầu tư vượt trội, triển khai hiệu quả trung tâm logistics và sẽ là những yếu tố then chốt giúp cho chi phí logistics được kéo giảm, tăng tính cạnh tranh cho hàng hóa xuất khẩu và xa hơn là góp phần hình thành năng lực sản xuất mới gắn với khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo.

Sớm đưa logistics trở thành ngành dịch vụ mũi nhọn, TP.HCM sẽ phát huy vai trò "nhạc trưởng" giúp cả vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nhanh chóng chuyển mình, tương xứng với sứ mệnh cực tăng trưởng của vùng.

 

>>> Xin mời quý vị đón xem Thời sự HTV lúc 20 giờ và Chương trình Thế giới 24G lúc 20 giờ 30 phút mỗi ngày trên kênh HTV9

 

Ý kiến của bạn: