(HTV) - Ước tính, mỗi năm Việt Nam có khoảng 200.000 người bị đột quỵ, trong đó có đến 50% số ca đột quỵ diễn biến xấu và tử vong. "Thời gian vàng" để xử trí đột quỵ là trong vòng 3-4 giờ đầu.
Vừa qua, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM phối hợp cùng chương trình Angels - Công ty Boehringer Ingelheim tổ chức chương trình Nâng cao nhận thức cộng đồng về đột quỵ với chủ đề "Cấp cứu đột quỵ - Tiết kiệm từng phút giây", dành cho người bệnh, người nhà người bệnh đột quỵ, người có yếu tố nguy cơ cao mắc đột quỵ.
Chương trình Nâng cao nhận thức cộng đồng về đột quỵ với chủ đề "Cấp cứu đột quỵ - Tiết kiệm từng phút giây"
Ước tính, mỗi năm Việt Nam có khoảng 200.000 người bị đột quỵ, trong đó có đến 50% số ca đột quỵ diễn biến xấu và tử vong. "Thời gian vàng" để xử trí đột quỵ là trong vòng 3-4 giờ đầu. Tại chương trình, các bác sĩ đã giúp người tham dự hiểu rõ về sự nguy hiểm của đột quỵ, nhận biết các dấu hiệu và xử trí cấp cứu đột quỵ đúng cách, nguy cơ của đột quỵ và các biện pháp phòng tránh thông qua các tình huống cụ thể.
Tại chương trình, các bác sĩ đã giúp người tham dự hiểu rõ về sự nguy hiểm của đột quỵ cũng như cách cấp cứu bệnh nhân đột quỵ
Theo Tiến sĩ - Bác sĩ Nguyễn Bá Thắng - Trưởng Trung tâm Khoa học thần kinh, Trưởng Đơn vị đột quỵ, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, đột quỵ là bệnh có thể ngừa được, đặc biệt là có thể chữa và cấp cứu được tốt. Do đó, chúng ta cần làm sao để nhận diện được đột quỵ tốt để cấp cứu đúng và kịp thời, từ đó mới có thể cho bệnh nhân một cuộc sống bình thường, độc lập như trước đây.
Tiến sĩ - Bác sĩ Nguyễn Bá Thắng - Trưởng Trung tâm Khoa học thần kinh, Trưởng Đơn vị đột quỵ, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM
Tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, Đơn vị Đột quỵ đã được thành lập từ năm 2016, có thể thực hiện được tất cả kỹ thuật cấp cứu và điều trị đột quỵ. Năm 2023, Đơn vị đã đạt chứng nhận chất lượng Kim cương, mức chứng nhận chất lượng cao nhất do Tổ chức Đột quỵ thế giới công nhận.
Bệnh viên Đại học Y Dược TP.HCM đã đạt chứng nhận chất lượng Kim cương của Tổ chức Đột quỵ thế giới