(HTV) - Thị trường hôm nay ngày 25/02 vàng SJC đảo chiều tăng mạnh cuối tuần, trong khi xăng ghi nhận lần giảm thứ 6.
Giá vàng trong nước hôm nay 25/2/2024
Tại thời điểm khảo sát lúc 5h00 ngày 25/2/2024, giá vàng hôm nay 25 tháng 2 trên sàn giao dịch của một số công ty như sau:
Giá vàng 9999 hôm nay được DOJI được niêm yết ở mức 76,45 triệu đồng/lượng mua vào và 78,65 triệu đồng/lượng bán ra.
Còn tại Công ty Vàng bạc đá quý Mi Hồng, giá vàng Mi Hồng thời điểm khảo sát niêm yết giá vàng SJC ở mức 77,00 – 78,00 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Giá vàng SJC tại Công ty TNHH Bảo Tín Minh Châu cũng được doanh nghiệp giao dịch ở mức 76,65 – 78,55 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Còn tại Bảo Tín Mạnh Hải đang được giao dịch ở mức 76,65 – 78,75 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra).
Giá vàng thế giới hôm nay 25/2/2024
Theo Kitco, giá vàng thế giới ghi nhận lúc 5h00 hôm nay theo giờ Việt Nam giao ngay ở mức 2.035,375 USD/ounce. Quy đổi theo tỷ giá hiện hành tại Vietcombank, vàng thế giới có giá khoảng 59,717 triệu đồng/lượng (chưa tính thuế, phí). Như vậy, giá vàng miếng của SJC vẫn đang cao hơn giá vàng quốc tế là 16,883 triệu đồng/lượng.
Biểu đồ biến động giá vàng trong 24 giờ qua.
Vàng thế giới kết thúc tuần giao dịch ở mức 2.035,375 USD/ounce, đã trở về trên mức 2.020 USD/ounce kể từ ngày thứ Sáu (ngày giao dịch cuối cùng).
Kim loại quý màu vàng kết thúc tuần trong trạng thái tăng và hoàn tất một tuần tăng đáng kể khi được củng cố bởi đồng Đô la Mỹ có dấu hiệu suy yếu và nhu cầu trú ẩn an toàn tăng lên. Đáng chú ý, sự tăng giá vàng tuần này diễn ra ngay cả khi giới chức Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đẩy lùi kỳ vọng vào một đợt cắt giảm lãi suất sớm trong năm nay.
Những động thái đó diễn ra trong bối cảnh sự không chắc chắn ngày càng tăng về thời gian và quy mô cắt giảm lãi suất từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) trong năm nay do dữ liệu kinh tế hỗn hợp của Mỹ.
Trong khi đó, Thống đốc FED Christopher Waller vào cuối ngày thứ Năm vừa qua đã cho biết rằng FED nên trì hoãn việc cắt giảm lãi suất ít nhất vài tháng nữa để xem liệu báo cáo lạm phát nóng trong tháng 1 có phải là một sự may mắn hay không và FED vẫn đang đi đúng hướng hướng tới mục tiêu lạm phát của mình. Ông nói thêm rằng hành động quá sớm có thể làm lãng phí tiến trình lạm phát của ngân hàng trung ương và có nguy cơ gây tổn hại đáng kể cho nền kinh tế.
Ở những nơi khác, căng thẳng địa chính trị gia tăng ở Trung Đông đã thúc đẩy nhu cầu vàng, với việc phiến quân Houthi nhận trách nhiệm về nhiều cuộc tấn công khác nhau vào các tàu thương mại trong tuần này.
Giá dầu thế giới hôm nay 25/02
Biến động của giá dầu tuần này tiếp tục giữ xu hướng chủ đạo là giảm. Tính cả tuần, giá dầu Brent giảm khoảng 2,1%, dầu WTI lao dốc hơn 1,9%. Nhân tố chính đẩy giá dầu “trượt dốc không phanh” tuần thứ 6 liên tiếp chính là OPEC+, quyết định dời cuộc họp chính sách của nhóm sang ngày cuối cùng của tháng 11, và quyết định cắt giảm sản lượng tự nguyện trong quý I-2024 của nhiều thành viên của nhóm này.
Giá xăng dầu tuần này đánh dấu tuần giảm thứ 6 liên tiếp. Nguồn ảnh: Nairametrics.
Kết thúc phiên giao dịch đầu tiên của tuần, giá dầu giảm gần 1% khi các nhà đầu tư tiếp tục “chờ” đến ngày OPEC+ nhóm họp và ra quyết định hạn chế nguồn cung vào năm 2024.
Khả năng OPEC+ sẽ gia hạn hoặc cắt giảm nguồn cung sâu hơn, sản lượng dầu của Kazakhstan giảm do bão và sự suy yếu của đồng USD đã hỗ trợ giá dầu đảo chiều ngoạn mục ở phiên giao dịch thứ hai của tuần. Tại phiên này, giá dầu đã tăng vọt hơn 2%.
Đà tăng của giá dầu đã được kéo sang phiên giao dịch thứ ba của tuần với mức tăng gần 1,5 USD khi các nhà đầu tư tập trung sự chú ý vào kỳ vọng OPEC+ sẽ cắt giảm nguồn cung mới và bỏ qua sự tăng trong dự trữ dầu thô, xăng và sản phẩm chưng cất của Mỹ.
Tại cuộc họp ngày 30/11, các nhà sản xuất của OPEC+ đồng ý cắt giảm sản lượng dầu tự nguyện trong quý đầu tiên của năm 2024 tới gần 2,2 triệu thùng/ngày. Thêm vào đó, Saudi Arabia, Nga, Kuwait, Kazakhstan và Algeria cho biết việc cắt giảm sẽ được dỡ bỏ dần sau quý I nếu điều kiện thị trường cho phép. Quyết định này của OPEC+ đã dội một gáo nước lạnh vào thị trường dầu mới vừa ấm lên được hai phiên khiến giá dầu nhanh chóng trở lại quỹ đạo giảm với mức giảm hơn 2%.
Về nguyên tắc, sự thâm hụt nguồn cung sẽ hỗ trợ giá dầu tăng. Tuy nhiên, cách từng thành viên của OPEC+ đưa ra tuyên bố riêng về việc cắt giảm tự nguyện của mình thay vì tuyên bố chung của OPEC+ đã khiến các thương nhân bối rối và hoài nghi. Điều đó đã đẩy giá dầu kéo dài đà trượt dốc thêm hơn 2% sang phiên giao dịch cuối cùng của tuần. Dầu Brent đã kết thúc tuần giao dịch ở mức 78,88 USD/thùng và dầu WTI của Mỹ đóng cửa ở mức 74,07 USD/thùng.
Theo các nhà phân tích, nếu các thành viên của OPEC+ tuân thủ đúng cam kết cắt giảm sản lượng tự nguyện của mình thì giá dầu sẽ tăng trở lại đầu trong năm tới.
Giá xăng dầu trong nước hôm nay 25/02
Giá bán lẻ xăng dầu trong nước ngày 3-12 cụ thể như sau:
Xăng E5 RON 92 không quá 21.799 đồng/lít.
Xăng RON 95 không quá 22.990 đồng/lít.
Dầu diesel không quá 20.196 đồng/lít.
Dầu hỏa không quá 21.116 đồng/lít.
Dầu mazut không quá 15.729 đồng/kg.
>>> Xin mời quý vị đón xem Thời sự HTV lúc 20 giờ và Chương trình Thế giới 24G lúc 20 giờ 30 phút mỗi ngày trên kênh HTV9