Dự báo kinh tế: Nhiều cơ hội chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp

VŨ TUYÊN - PHONG TRẦN - LAN HƯƠNG // TRUNG TÂM TIN TỨC HTV 31/10/2023, 21:40

(HTV) - Chuyển đổi số đang là xu hướng tất yếu trong nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội, trong đó ngành nông nghiêp cũng không ngoại lệ.

Đối với quốc gia có diện tích sản xuất nông nghiệp lớn như Việt Nam, việc chuyển đổi số càng có ý nghĩa quan trọng nhằm thúc đẩy sản xuất hàng hóa và mở ra cơ hội phát triển nhanh, hội nhập với thị trường quốc tế. Đây là 1 lát cắt nhỏ mà phóng viên chương trình Dự báo kinh tế trao đổi với TS. Trần Quý - Viện trưởng Viện Phát triển Kinh tế Số Việt Nam.

1/ Theo ông, lợi ích của chuyển đổi số mang lại cho ngành nông nghiệp là gì, đặc biệt là những người nông dân trực tiếp sản xuất?

TS. Trần Quý: Có 3 thuận lợi. Thứ nhất là nông dân giảm thiểu chi phí sản xuất và tiết kiệm chi phí. Khi đưa công nghệ thì kiểm soát từng chỉ tiêu, như môi trường, nước, phân, chỉ số bệnh. Chúng ta sẽ kịp thời can thiệp. Khi chuyển đổi số thì cái lợi là dự báo thị trường. Giúp người nông dân tiếp cận nhiều kiến thức hơn, hiểu được đối thủ.

Dự báo thị trường khi áp dụng công nghệ vào nông nghiệp

2/ Xin ông phân tích thêm về thuận lợi và những khó khăn mà những người làm nông nghiệp ở TP.HCM phải đối mặt khi chuyển đổi số, đặc biệt với vị trí đầu tàu trong vùng kinh tế trọng điểm Phía Nam?

TS. Trần Quý: Chúng ta nói đến thuận lợi. Đó là bức tranh lý tưởng. TP.HCM là đầu tàu kinh tế cả nước, trong đó chính sách hỗ trợ của nhà nước thì TP.HCM làm khá tốt.

Tuy nhiên khó khăn gặp phải cũng là hạ tầng internet. Vừa là điểm lợi nhưng cũng là hạn chế, vì hạ tầng băng thông còn thấp, khi sử dụng vào nông nghiệp thì gặp vấn đề như truyền tải hình ảnh chưa đạt, chất lượng chưa thấp. Hai là tư duy người dân phải theo kịp thời đại, đặc biệt là thói quen. 4 là truyền thông và đào tạo để người dân hiểu về công nghệ số thì còn hạn chế nhiều.

3/ Có thể thấy, những người làm trong lĩnh vực nông nghiệp đang rất tâm huyết và chủ động để bắt nhịp cùng thời cuộc. Bằng nhiều cách, họ đã áp dụng công nghệ số vào sản xuất. Ông đánh giá như thế nào về sự chuyển đổi này?

TS. Trần Quý: Tôi có nhiều năm làm trong ngành chuyển đổi số, thì tôi đánh giá cao việc áp dụng công nghệ số vào lĩnh vực nông nghiệp. Những năm qua, người dân toàn quốc và TP.HCM áp dụng nhiều công nghệ vào sản xuất. Khi đó giúp tăng năng suất, giảm chi phí sản xuất rộng đường cạnh tranh với sản phẩm trong nước và cả quốc tế. Trong những năm vừa qua, TP.HCM đã có nhiều chính sách hỗ trợ người dân làm tương đối tốt.

4/ Theo ông, đâu là những vấn đề quan trọng hàng đầu để thúc đẩy chuyển đổi số ở lĩnh vực nông nghiệp một cách hiệu quả, nhất là đối với TP.HCM?

TS. Trần Quý: Thứ 2 là thay đổi nhận thức, đâu là cơ hội. Để thay đổi thì phải nâng cao công tác truyền thông và đạo tào về áp dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp. Thứ 3 là hạ tầng, chúng ta đang có tốt nhưng cần tập trung chiều sâu. Hiện người dân và doanh nghiệp vướng mắc là chi phí đầu tư cho hoạt động về chuyển đổi số.

Tiếp theo là đẩy mạnh hợp tác nông nghiệp ở TP.HCM với các tỉnh xung quanh, hợp tác với các tổ chức nước ngoài.

Vấn đề khi đưa chuyển đổi số vào nông nghiệp

5/ Nghị quyết 98 sẽ là trợ lực như thế nào trong việc thúc đẩy chuyển đổi số lĩnh vực nông nghiệp TP.HCM có thể đạt kết quả như kỳ vọng?

TS. Trần Quý: TP.HCM là đô thị lớn nên điều kiện sản xuất có sự khác biệt. Chúng ta có cơ chế đặc thù là thuận lợi. Thứ 2 là đặc thù về quản lý, có những điểm riêng trong quản lý, tạo cơ chế đặc thù về hợp tác, trong lĩnh vực về công nghệ cao, nông nghiệp số.

6/ Viện Phát triển Kinh tế số hiện có những dự án gì liên quan đến vấn đề chuyển đổi số ở lĩnh vực nông nghiệp, xin ông chia sẻ thêm?

TS. Trần Quý: Viện Phát triển Kinh tế số Việt Nam không chỉ tập trung về nông nghiệp, mà còn nhiều mặt trận khác như Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số. Riêng nông nghiệp số, thì chúng tôi cũng tham gia nhiều chương trình của nhà nước. Đối với TP.HCM, chúng tôi có đội ngũ chuyên gia tham gia một số đề tài về nông nghiệp số ở TP.HCM và các tỉnh. Về lâu dài, Viện cũng xây dựng nền tảng phục vụ cho nông nghiệp, ví dụ như hạ tầng quản lý về truy xuất nguồn gốc, kiểm định chất lượng, hướng tới việc chuyển đổi xanh.

7/ Từ góc độ quản lý Viện Phát triển Kinh tế số, xin ông phác họa bản đồ phát triển kinh tế số, đặc biệt ở lĩnh vực nông nghiệp của Việt Nam đến năm 2030?

TS. Trần Quý: Đó là định hướng khá tốt. Hiện nay để phát triển thì chúng ta cần có liên kết vùng. Tập trung vào truyền thông, đào tạo để thay đổi thói quen cho người dân, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Chúng ta tăng cường đưa ra chính sách ưu tiên phát triển nông nghiệp số, đào tạo kỹ sư trong lĩnh vực nông nghiệp số, tăng cường hợp tác quốc tế.

Định hướng phát triển kinh tế số trong tương lai

Xin cảm ơn Tiến sĩ Trần Quý!

>>> Xin mời quý vị đón xem Thời sự HTV lúc 20 giờ và Chương trình Thế giới 24G lúc 20 giờ 30 phút mỗi ngày trên kênh HTV9

 

 

(HTV) - Những năm gần đây, ngành công nghiệp TP.HCM có những tín hiệu phát triển chậm lại, năng lực cạnh tranh giảm, do đó cần thiết phải thực hiện tái cơ cấu trong tổng thể tái cơ cấu ngành công nghiệp Quốc gia.
(HTV) - Phong trào khởi nghiệp trong lĩnh vực khoa học công nghệ được hưởng ứng mạnh mẽ tại TP.HCM. Tuy nhiên, thành phố cần không chỉ là phong trào, mà là những sản phẩm, dịch vụ phục vụ thiết thực cho sự phát triển kinh tế - xã hội.
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế đã công bố báo cáo nhận định, kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 6,6% trong năm nay và năm sau nhờ động lực chính từ đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực chế tạo, đồng thời hưởng lợi từ việc Trung Quốc mở cửa sau COVID-19.
Ý kiến của bạn:
Bài liên quan
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã rất quan tâm và quyết liệt chỉ đạo coi "kỷ cương-trách nhiệm" như một động lực tăng trưởng nội tại của bộ máy quản lý, qua đó thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội.
Dự lễ khánh thành tuyến đường bộ nối đường cao tốc Hà Nội-Hải Phòng với đường cao tốc Cầu Giẽ-Ninh Bình, Thủ tướng đồng ý chủ trương và yêu cầu phấn đấu hoàn thành nâng cấp tuyến đường nối này lên cao tốc vào cuối năm 2025.
(HTV) - Nội các Thái Lan mới đây tuyên bố sẽ đóng cửa các cửa hàng miễn thuế ở khu vực nhập cảnh tại 08 sân bay quốc tế của nước này trong ít nhất một năm. Mục tiêu là nhằm khuyến khích du khách chi tiêu nhiều hơn tại các cửa hàng nội địa.
(HTV) - Vàng thế giới tiến sát mốc 2.400 USD/ounce, rút ngắn khoảng cách giữa giá vàng trong nước và thế giới về quanh ngưỡng 2,5 triệu đồng. Tăng 0,4% đủ để dầu Brent sánh bước với dầu WTI ghi nhận tuần tăng giá.
(HTV) - Lịch sử các lần tăng lương cho thấy giá cả đều "nối gót" tăng theo, bởi nhiều người lợi dụng chính sách này để đẩy giá hàng hóa, dịch vụ, làm ảnh hưởng đến đại đa số người tiêu dùng.
Công an TP.HCM phát hiện, ngăn chặn một nhóm đối tượng có hoạt động mua gom vàng miếng SJC tại các điểm bán vàng miếng bình ổn để trục lợi.
(HTV) - Ông Masoud Pezeshkian, ứng cử viên theo đường lối cải cách, đã giành thắng lợi trong cuộc bầu cử Tổng thống Iran vòng 2 diễn ra hôm 05/7. Thông tin do Bộ Nội vụ nước này công bố.