(HTV) - Thời gian qua, việc phát triển chương trình Mỗi xã một sản phẩm (hay còn gọi là sản phẩm OCOP) đã được triển khai rộng rãi trên địa bàn TP.HCM với số lượng sản phẩm công nhận ngày một gia tăng.
Sản phẩm OCOP đóng vai trò như một "đại sứ" chuyển tải giá trị văn hóa đặc trưng của vùng, miền, qua đó sẽ tạo được thương hiệu bền vững với người tiêu dùng. Đó cũng là cách để Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" đạt hiệu quả về chiều sâu. Và hơn thế, tạo động lực mạnh mẽ cho các địa phương phát huy lợi thế đặc thù, cho ra nhiều sản phẩm độc đáo, mang niềm tự hào của từng địa phương.
Tại TP.HCM, việc phát triển sản phẩm OCOP cũng được chú trọng trong thời gian qua. Phóng viên HTV đã có trao đổi với Bà Hoàng Thị Mai - Chi cục trưởng Chi cục Phát triển Nông thôn TP.HCM về vấn đề này trong chương trình Dự báo kinh tế.
Bên cạnh việc xúc tiến thương mại được nhiều người biết đến, thì lợi thế của việc được gắn sao sản phẩm là có thể đánh giá chất lượng sản phẩm của mình theo các tiêu chí đưa ra, từ đó nâng cao chất lượng sản phẩm. Khi tham gia thì các chủ thể có thể tự liên kết, tự giới thiệu sản phẩm giữa các chủ thể với nhau, để học tập kinh nghiệm. Tham gia chương trình OCOP thì có thể hưởng những chính sách ưu đãi của Thành phố.
Lợi ích khi đạt được chứng nhận OCOP
Đối tượng và lĩnh vực đánh giá cũng được mở rộng. Giai đoạn 2019 - 2020, sản phẩm tham gia OCOP tập trung chủ yếu vào 6 nhóm sản phẩm chủ lực, gồm: Rau, hoa kiểng, cá cảnh, bò sữa, tôm nước lợ và các sản phẩm đặc trưng của các làng nghề, ngành nghề nông thôn, thì giai đoạn 2021 - 2025, các lĩnh vực được xét chuẩn OCOP gồm 6 nhóm: Thực phẩm, đồ uống, thảo dược, vải may mặc, lưu niệm và du lịch.
Mở rộng các nhóm mặt hàng OCOP trong giai đoạn 2021 - 2025
Hiệu quả trong việc quảng bá, xúc tiến các sản phẩm OCOP
Những chính sách hỗ trợ nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP
>>> Xin mời quý vị đón xem Thời sự HTV lúc 20 giờ và Chương trình Thế giới 24G lúc 20 giờ 30 phút mỗi ngày trên kênh HTV9