Dự báo kinh tế: Kịch bản nào cho thị trường chứng khoán cuối năm?

HỒNG DIỄM - PHONG TRẦN - PHƯƠNG TRINH // TRUNG TÂM TIN TỨC HTV 21/11/2023, 23:00

(HTV) - Chứng khoán đóng vai trò quan trọng trong thị trường vốn Việt Nam. Hiện vốn hóa thị trường tương đương trên 80% GDP.

Theo dữ liệu từ Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam, tính đến nay, Chỉ số VN-Index đã tăng gần 7% so với đầu năm 2023 và vẫn giao dịch trên mức 1.100 điểm. Chỉ số VN-INDEX có tăng, song thanh khoản trung bình của thị trường lại giảm 13,5% so với mức thanh khoản trung bình trong năm 2022, đạt mức hơn 17.000 tỷ đồng.

Chỉ số VN-Index đã tăng

Chỉ số VN-INDEX 10 tháng đầu năm 2023

Thanh khoản giảm trong bối cảnh thị trường có những biến động mạnh trước tác động của hình kinh tế thế giới và trong nước. 

 Sau đà tăng trong tháng 01/2023, thị trường đã có giai đoạn giảm và đi ngang từ tháng 02 đến tháng 04. Sang tháng 05, thị trường đã có chuỗi tăng kéo dài đến tháng đầu tháng 09. Tuy nhiên, sau cuộc họp của Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) trong tháng 09, thị trường chứng khoán đã kéo dài đà giảm đến tháng 11, khiến chỉ số VN-Index giảm về lại mức đầu năm 2023.

Với diễn biến này, giới đầu tư chứng khoán được ví như ngồi trên một con “tàu lượn siêu tốc”. 

Một điểm đáng lưu ý nữa là trải qua hai quý liên tiếp, nhà đầu tư ngoại đã rút ròng khoảng 350 triệu USD. Tuy nhiên, ông Nguyễn Thế Minh - Giám đốc phân tích Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam cho rằng, điều này không thể hiện thị trường chứng khoán Việt Nam bớt hấp dẫn.

Nguyên nhân rút ròng của các nhà đầu tư nước ngoài

Trong năm ngoái đã có nhiều dự báo tích cực rằng triển vọng kinh tế và lợi nhuận doanh nghiệp phục hồi tốt từ nửa cuối năm 2023. Tuy nhiên, những báo cáo đã công bố và dự báo về lợi nhuận của các doanh nghiệp hiện nay cho thấy hầu hết đều không đạt như kỳ vọng. Đó là chưa kể, các doanh nghiệp đang chịu áp lực rất lớn từ đáo hạn trái phiếu trong quý cuối năm 2023 và năm 2024. 

 

 

Áp lực đáo hạn trái phiếu doanh nghiệp đang tạo sức ép lớn cho doanh nghiệp

Các doanh nghiệp đang chịu áp lực trả nợ trái phiếu rất lớn trong bối cảnh thiếu vốn, hoạt động kinh doanh gặp khó khăn. Dự kiến, năm 2024 giá trị trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn có thể lên đến 329.500 tỷ đồng, cao nhất trong ba năm gần đây.

80% trái phiếu đáo hạn là trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Quý IV là giai đoạn cao điểm đáo hạn trái phiếu của cả năm nay với tổng giá trị lên đến 65.500 tỷ đồng (không tính các lô trái phiếu đã giãn và hoãn). Gần 80% là trái phiếu doanh nghiệp bất động sản. Trong bối cảnh thị trường bất động sản vẫn còn rất trầm lắng, chưa có dấu hiệu ấm dần, nếu những áp lực không được giảm bớt, thì việc nhiều doanh nghiệp rời bỏ cuộc chơi là điều không tránh khỏi.

 "Bởi vì họ không có thời gian để bán hàng, không có thời gian thanh toán nợ cho trái chủ, họ buộc phải bán tài sản đi, khi bán tài sản thì họ không còn cơ hội quay lại kinh doanh. Tùy vào năng lực, khả năng biến hóa trong việc trao đổi với trái chủ để họ có thể sắp xếp, cơ cấu lại nguồn lực", ông Đinh Minh Tuấn - Giám đốc Khu vực miền Nam, Batdongsan.com.vn nhận định. 

Thay vì mua lại trái phiếu đến hạn, thời gian gần đây, các doanh nghiệp chọn tập trung đàm phán kéo dài thời gian, áp dụng điều kiện tháo gỡ khó khăn từ Nghị định 08 của Chính phủ. Theo đại diện Hiệp hội bất động sản TP.HCM, trong 10 tháng đầu năm 2023, dựa trên cơ chế của Nghị định 08, đã giải quyết được khoảng 190.000 tỷ trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ đáo hạn, trong đó có sự hợp tác giữa chủ đầu tư, doanh nghiệp phát hành trái phiếu và nhà đầu tư cá nhân.  

"Thay vì sẽ hết hiệu lực vào ngày 31/12/2023, chúng tôi đề nghị là hết hiệu lực vào ngày 31/12/2024 để chúng ta tiếp tục thực hiện là chưa áp dụng các cái điều kiện của Nghị định 65 đối với doanh nghiệp phát hành trái phiếu riêng lẻ và đối với nhà đầu tư, cá nhân đầu tư trái phiếu doanh nghiệp riêng rẻ", ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội bất động sản TP.HCM (HoREA) đề xuất.

Đàm phán với trái chủ về thời gian và phương thức thanh toán là giải pháp ngắn hạn. Trong dài hạn, cần tháo gỡ khó khăn lớn nhất của thị trường bất động sản về pháp lý, bởi đây chính là điểm mấu chốt quyết định doanh nghiệp có khả năng trả nợ trái phiếu hay không.

"Muốn gỡ thì phải gỡ đúng vấn đề, vấn đề ở đây là gần như thị trường TP.HCM không ra được nguồn cung, hoặc nguồn cung ra rất yếu chủ yếu đến từ pháp lý. Khi gỡ được pháp lý thì gỡ luôn câu chuyện kinh doanh cho doanh nghiệp, ngân hàng sẽ giải ngân luôn cho dự án. Khi đó việc xử lý vấn đề về sau như trái phiếu, những khoản tồn đọng của thị trường sẽ sớm trở lại”, ông Đinh Minh Tuấn - Giám đốc Khu vực miền Nam, Batdongsan.com.vn.

Với tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn, ông Nguyễn Thế Minh - Giám đốc phân tích Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam nhận định: về cơ bản, áp lực đáo hạn sẽ khiến tâm lý nhà đầu tư trái phiếu thận trọng hơn. Tuy nhiên, điểm sáng là mặc dù trái phiếu bất động sản đáo hạn chiếm tỷ trọng lớn, nhưng trong năm vừa qua, rất nhiều lượng được mua lại. Nếu tính mức chênh lệch mức giá trị trái phiếu đáo hạn và mức mua lại thì số lượng đã giảm đáng kể, như vậy áp lực cũng phần nào được giảm bớt. Đặc biệt, Nghị định 08 của Chính phủ đã cởi trói bớt đi áp lực cho doanh nghiệp. Tóm lại, áp lực là có nhưng đã giảm bớt hơn nhiều so với năm 2022.

Liều thuốc giảm bớt áp lực đáo hạn trái phiếu doanh nghiệp

Các yếu tố vĩ mô

Thực tế, chứng khoán - vốn là thị trường khá nhạy cảm với các thông tin. Trong bối cảnh bất ổn định chính trị trên thế giới, đặc biệt là cuộc xung đột Israel - Hamas vẫn còn chưa hạ nhiệt; chưa có gì chắc chắn về việc FED liệu rằng có tiếp tục tăng lãi suất hay không; áp lực tỷ giá, lạm phát; những thông tin tiêu cực trong nước, theo ông, từ nay đến cuối năm, các yếu tố này tác động ra sao đến thị trường chứng khoán Việt Nam?

Với những tác động này, kịch bản nào cho thị trường chứng khoán cuối năm 2023 và đầu năm 2024 sẽ có nhiều điểm đáng chú ý.

Kịch bản nào cho thị trường chứng khoán cuối 2023, đầu 2024?

Tương ứng với kịch bản trên, chuyên gia lưu ý nhà đầu tư cần phải thận trọng, không sử dụng đòn bẩy tài chính quá lớn, đặc biệt là chú ý đến những thông tin quan trọng trên thị trường.

Lời khuyên nào dành cho các nhà đầu tư chứng khoán?

>>> Xin mời quý vị đón xem Thời sự HTV lúc 20 giờ và Chương trình Thế giới 24G lúc 20 giờ 30 phút mỗi ngày trên kênh HTV9

 

 

Ý kiến của bạn:
Bài liên quan
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã rất quan tâm và quyết liệt chỉ đạo coi "kỷ cương-trách nhiệm" như một động lực tăng trưởng nội tại của bộ máy quản lý, qua đó thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội.
Dự lễ khánh thành tuyến đường bộ nối đường cao tốc Hà Nội-Hải Phòng với đường cao tốc Cầu Giẽ-Ninh Bình, Thủ tướng đồng ý chủ trương và yêu cầu phấn đấu hoàn thành nâng cấp tuyến đường nối này lên cao tốc vào cuối năm 2025.
(HTV) - Nội các Thái Lan mới đây tuyên bố sẽ đóng cửa các cửa hàng miễn thuế ở khu vực nhập cảnh tại 08 sân bay quốc tế của nước này trong ít nhất một năm. Mục tiêu là nhằm khuyến khích du khách chi tiêu nhiều hơn tại các cửa hàng nội địa.
(HTV) - Vàng thế giới tiến sát mốc 2.400 USD/ounce, rút ngắn khoảng cách giữa giá vàng trong nước và thế giới về quanh ngưỡng 2,5 triệu đồng. Tăng 0,4% đủ để dầu Brent sánh bước với dầu WTI ghi nhận tuần tăng giá.
(HTV) - Lịch sử các lần tăng lương cho thấy giá cả đều "nối gót" tăng theo, bởi nhiều người lợi dụng chính sách này để đẩy giá hàng hóa, dịch vụ, làm ảnh hưởng đến đại đa số người tiêu dùng.
Công an TP.HCM phát hiện, ngăn chặn một nhóm đối tượng có hoạt động mua gom vàng miếng SJC tại các điểm bán vàng miếng bình ổn để trục lợi.
(HTV) - Ông Masoud Pezeshkian, ứng cử viên theo đường lối cải cách, đã giành thắng lợi trong cuộc bầu cử Tổng thống Iran vòng 2 diễn ra hôm 05/7. Thông tin do Bộ Nội vụ nước này công bố.