Dự báo kinh tế: Tái cơ cấu ngành công nghiệp TP.HCM

TRẦN HÙNG - XUÂN HẠO - PHONG TRẦN - LAN HƯƠNG // TRUNG TÂM TIN TỨC HTV 17/10/2023, 21:00

(HTV) - Những năm gần đây, ngành công nghiệp TP.HCM có những tín hiệu phát triển chậm lại, năng lực cạnh tranh giảm, do đó cần thiết phải thực hiện tái cơ cấu trong tổng thể tái cơ cấu ngành công nghiệp Quốc gia.

Nhiều năm qua, TP.HCM luôn là địa phương đóng góp quan trọng vào sự phát triển công nghiệp của cả nước, là động lực phát triển công nghiệp của vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam. 

Tỷ trọng ngành công nghiệp đóng góp khoảng 18,1% (năm 2022) trong GRDP toàn TP.HCM; 

Nguồn vốn đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp chiếm khoảng 20%; 

Số lượng doanh nghiệp ngành công nghiệp chiếm 11,44% tổng số doanh nghiệp của Thành phố.

Đây cũng là ngành tạo ra việc làm lớn cho toàn xã hội, chiếm 32,79% lao động toàn ngành kinh tế.

TP.HCM đã thực hiện các chính sách, giải pháp phát triển công nghiệp phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương. 

Hơn 30 năm tiên phong triển khai thực hiện mô hình khu chế xuất, khu công nghiệp, đến nay đã có 3 khu chế xuất, 14 khu công nghiệp đi vào hoạt động, với tổng diện tích 3.900 ha, thu hút hơn 1.694 dự án đầu tư còn hiệu lực, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 12.43 tỉ USD, trong đó vốn FDI chiếm 55,67%. 

Khu công nghệ cao hình thành và phát triển hơn 20 năm, nhằm tập trung thu hút đầu tư nước ngoài và các nguồn lực trong nước chuyển giao, phát triển kỹ thuật, nhân lực công nghệ cao. 

Tuy nhiên, thời gian tới, ngành công nghiệp Thành phố được đánh giá là khó phát triển đột phá, do đã mở rộng quy mô sản xuất đạt đến ngưỡng gần cực đại.

TP.HCM đã xác định 4 ngành công nghiệp trọng yếu là: Cơ khí; Điện tử - Công nghệ thông tin; Hóa dược - Cao su nhựa; và Chế biến lương thực - thực phẩm. Mặc dù các ngành này đã có những bước tiến vượt bậc trong những năm qua, nhưng cũng đang đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức.

Ông Trần Việt Anh - Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM chia sẻ: “Đây là những ngành truyền thống, nhưng các hoạt động, môi trường, công nghệ thiết bị của những ngành này đang thay đổi như vũ bão. Và hiện nay tại TP.HCM, 4 ngành này không phải chỉ có doanh nghiệp Việt, mà còn có rất nhiều doanh nghiệp FDI. Họ đã mang những công nghệ mới, quản trị mới và những sản phẩm mới của những ngành này đi vào, trong khi một số doanh nghiệp của chúng ta vẫn giữ các công nghệ cũ, sản phẩm cũ. 

Chỉ với nguồn lực của riêng doanh nghiệp thì rất khó đảm bảo sự bền vững

Thứ hai, những sản phẩm mà chúng ta duy trì trong 30 - 40 năm nay để phục vụ cho thị trường nội địa đến giờ phút này đã không còn phù hợp và đáp ứng thị trường quốc tế nữa. Do đó chúng ta phải thay đổi để phục vụ theo cái cầu của thị trường thế giới, và phục vụ song song với nhu cầu trong nước, vì thực sự nhu cầu trong nước cũng đã bắt đầu thay đổi”.

Rõ ràng, cộng đồng doanh nghiệp đã hết sức linh hoạt trong thời gian qua để góp phần giữ đà tăng trưởng ngành công nghiệp TP.HCM. Tuy nhiên, chỉ với nguồn lực của riêng doanh nghiệp thì rất khó đảm bảo sự bền vững.

Tái cơ cấu ngành công nghiệp

Giải pháp, chính sách hỗ trợ cho việc tái cơ cấu ngành công nghiệp

Cuối cùng là vấn đề đào tạo. Để phát triển một nền công nghiệp số, một nền công nghiệp sử dụng những lao động chất xám cao, thì chúng ta cần phải chuẩn bị một đội ngũ nhân lực lao động được đào tạo từ các trường, các viện hết sức rõ ràng, cũng như đội ngũ chuyên gia. Đội ngũ chuyên gia và lực lượng lao động này có thể lấy từ nước ngoài và từ tất cả vùng miền trên cả nước, để Thành phố là đầu tàu về công nghiệp công nghệ cao, công nghệ sáng tạo.

Cần phải chuẩn bị một đội ngũ nhân lực lao động được đào tạo

>>> Xin mời quý vị đón xem Thời sự HTV lúc 20 giờ và Chương trình Thế giới 24G lúc 20 giờ 30 phút mỗi ngày trên kênh HTV9

Ý kiến của bạn: