Vườn quốc gia Bạch Mã được Gaia trồng mới gần 4.000 cây xanh trong năm 2020 và sắp tới sẽ trồng thêm 1.000 cây nữa. Dự kiến đến cuối năm 2021, dự án sẽ tiếp tục trồng 5.000 cây mới...
Cuối năm 2020, sau sáng kiến toàn dân trồng 5 tỉ cây trong 5 năm tới, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đã ra chỉ thị và cùng với chính quyền triển khai trồng cây xanh, gia tăng diện tícc rừng trên cả nước. Sự kiện này đã truyền cảm hứng đến đông đảo người dân, không chỉ nâng cao ý thức trồng cây xanh, bảo vệ môi trường mà còn thôi thúc mỗi người trong họ hành động.
Để hoàn thành mục tiêu trồng 5 tỉ cây trong 5 năm, trung bình mỗi người dân phải trồng ít nhất hai cây mỗi năm. Với đa số người dân sống ở thành thị đông đúc, như ở TP.HCM chẳng hạn, việc có đất để trồng cây dường như bất khả thi. Chính vì vậy mà nhiều đơn vị, tổ chức đã ra đời để giúp cộng đồng thực hiện sứ mệnh xanh hóa, trong đó có Trung tâm Bảo tồn Thiên nhiên - Gaia.
Năm 2020, Gaia đã ghi dấu ấn với nhiều hoạt động trồng cây, gây rừng ở rừng ngập mặn Cà Mau, rừng Xuân Liên ở Thanh Hóa, rừng Bến En ở Thanh Hóa, rừng Voi ở Đồng Nai... cùng nhiều hoạt động có ý nghĩa khác như trồng cây trong trường học ở TP.HCM, các hoạt động trải nghiệm rừng, kết nối các cá nhân - doanh nghiệp trong trách nhiệm chung về phủ xanh, bảo vệ môi trường... Dưới đây là một số hình ảnh trồng rừng tại Vườn quốc gia Bạch Mã diễn ra trong năm vừa qua.
Vườn quốc gia Bạch Mã được thành lập năm 1991, với diện tích 37.487ha, thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế và Quảng Nam. Được biết, hệ động vật nơi đây có 1.715 loài, trong đó có rất nhiều loài quý hiếm ở cấp quốc gia và quốc tế như: Chà vá chân nâu, Trĩ sao, Báo hoa mai, Gà lôi hông tía…
Nằm trong vùng sinh thái Trường Sơn và là một trong 200 vùng sinh thái trọng điểm của toàn cầu, đây là nơi có tài nguyên đa dạng sinh học giàu có
Vườn Quốc gia Bạch Mã hiện có khoảng 80ha rừng nghèo kiệt hoặc đất ven đường rừng cần phục hồi và làm giàu rừng
Thậm chí có những khu vực, như dọc đường cao tốc La Sơn - Túy Loan, hoàn toàn chưa có cây xanh; xung quanh các trạm kiểm lâm là những khu đất trống trọc với một vài cây bụi thưa thớt
Vùng rừng được Gaia chọn trồng cây nằm tại Khu 9, hiện chủ yếu có các cây bụi phát triển sau khai thác, chiều cao trung bình dưới 0,5m, độ che phủ khoảng dưới 20%
Năm 2020, bão lũ và sạt lở đã gây ra nhiều thiệt hại nghiêm trọng về người và của tại các tỉnh miền Trung Việt Nam
Với 95 ngàn động cho một cây gỗ bản địa: lim xanh, lim lá thắm, sến mật, chò... Gaia đã gây quỹ và trồng được hơn 3.000 cây và sắp tới sẽ trồng thêm 1.000 cây khác
Gaia đặt mục tiêu năm 2021 sẽ tiếp tục trồng thêm 5.000 cây bản địa loại thân gỗ lớn
Là khu rừng đầu nguồn quan trọng, Vườn quốc gia Bạch Mã là nơi điều hòa nguồn nước cho các con sông lớn trong vùng như: sông Truồi, sông Cu-đê, sông Tả Trạch, giúp đảm bảo nguồn nước cho hàng chục triệu người dân ở hạ lưu
Không chỉ có chức năng điều hòa nguồn nước, khi rừng Bạch Mã được khôi phục, khu vực này sẽ được cố định đất, chống xói mòn, sạt lở, giảm lũ quét, lũ ống
Việc trồng nhiều cây hiển nhiên sẽ cải thiện các chức năng sinh thái khác của rừng như: tăng cường hấp thu CO2 giảm biến đổi khi hậu, điều tiết nước và đảm bảo năng xuất mùa vụ, đồng thời tăng cường giá trị du lịch, nghỉ dưỡng của rừng
Giám đốc Trung tâm Bảo tồn thiên nhiên Gaia trồng cây cùng Cán bộ Vườn quốc gia Bạch Mã và doanh nghiệp ủng hộ trồng rừng