Dự báo thách thức trong chuyển đổi số lĩnh vực sản xuất

THANH VÂN - TRẦN HÙNG - HƯƠNG GIANG // TRUNG TÂM TIN TỨC HTV 3/7/2023, 15:00

(HTV) - Bên cạnh những thành tựu đạt được sau đại dịch COVID-19, quá trình chuyển đổi số trong sản xuất tại Việt Nam đang đứng trước không ít thách thức.

Doanh nghiệp kỳ vọng vào tiềm năng của chuyển đổi số
Việt Nam được đánh giá là có tiềm năng rất lớn trong việc chuyển đổi số. Bởi lẽ, với quy mô gần 100 triệu người, dân số trẻ năng động, khả năng tiếp cận công nghệ cao. Đồng thời, nước ta cũng có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng trong khu vực Châu Á. Đó chính là những cơ hội tốt để doanh nghiệp Việt Nam tạo ra sự đột phá trên thị trường nhờ vào chuyển đổi số.

Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới ban hành chương trình, hay chiến lược về chuyển đổi số quốc gia

Theo kết quả khảo sát 400 doanh nghiệp về “Thực trạng chuyển đổi số trong doanh nghiệp trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19” do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) thực hiện năm 2020, các doanh nghiệp Việt Nam đã bắt đầu nhận thức và ứng dụng các công nghệ số vào các khâu như: quản trị nội bộ, sản xuất, logistics, marketing, mua bán hàng hóa và thanh toán. 
Cùng lúc này, tình hình đại dịch lan rộng buộc các doanh nghiệp phải ứng dụng nhiều hơn công nghệ số trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.  
Vì vậy, chỉ trong một thời gian ngắn, tỷ lệ các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ số tăng nhanh. Chẳng hạn, việc quản lý nhân sự từ xa, hội nghị trực tuyến, học trực tuyến, phê duyệt nội bộ, ứng dụng công nghệ trong quá trình sản xuất được đẩy mạnh trong thời gian qua. 
Trong lĩnh vực quản trị nội bộ, điện toán đám mây là công cụ kỹ thuật được nhiều doanh nghiệp Việt Nam sử dụng nhất, với 60,6%, tăng 19,5% so với thời điểm trước đại dịch COVID-19. 

Trên thực tế, có tới 98% số doanh nghiệp kỳ vọng có sự thay đổi trong hoạt động sản xuất, kinh doanh khi thực hiện chuyển đổi số. Trong đó, lớn nhất là khả năng giúp doanh nghiệp giảm chi phí, giảm các giấy tờ; làm tăng giá trị gia tăng của sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ.
5 đặc điểm nổi bật của chuyển đổi số tại doanh nghiệp Việt Nam
Tuy nhiên, chuyển đổi số không chỉ diễn ra trong một sớm một chiều mà là cả một một quá trình dài.
Để thích ứng với tình hình mới và tận dụng cơ hội mà cuộc cách mạng công nghệ lần thứ tư mang lại, ngày 27/9/2019, Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành Nghị quyết số 52 về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, trong đó nhấn mạnh yêu cầu cấp bách để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số. 
Trên cơ sở đó, ngày 3/6/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 749 phê duyệt chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến 2030. Theo đó, Việt Nam sẽ trở thành quốc gia số, ổn định và thịnh vượng, tiên phong thử nghiệm các công nghệ và mô hình mới. Đặc biệt là hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 
Chương trình hướng đến mục tiêu kép là vừa phát triển chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, vừa hình thành các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam có năng lực đi ra toàn cầu.
Đồng hành cùng doanh nghiệp chuyển đổi số tiên tiến
Ông Vincent Tang - Phó Chủ tịch khu vực Châu Á của tập đoàn Epicor, Hoa Kỳ cho rằng cần xem xét 2 nhóm giải pháp vĩ mô và vi mô. 
"Đối với nhóm giải pháp vĩ mô, tôi cho rằng chúng ta nên cân nhắc thực hiện các giải pháp sau: Thứ nhất, Việt Nam cần thúc đẩy nhanh hơn nữa sự phát triển của nền kinh tế số. Thứ hai, chúng ta nên tiếp tục đầu tư nâng cấp hạ tầng số đảm bảo quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp không bị gián đoạn. Thứ ba, Việt Nam cần đảm bảo an toàn, an ninh mạng. Thứ tư, chúng ta cần tăng cường đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi số. Thứ năm, triển khai các chương trình nâng cao nhận thức, kết nối đối tác và hỗ trợ cho doanh nghiệp chuyển đổi số thành công. 
Đối với nhóm giải pháp vi mô, chúng ta nên cân nhắc thực hiện các giải pháp sau: Trước hết, các công ty sản xuất tại Việt Nam cần nhận thức đúng đắn và tư duy rõ ràng về quá trình chuyển đổi số trong doanh nghiệp mình. Thứ hai, doanh nghiệp sản xuất cần mạnh dạn lựa chọn ứng dụng công nghệ linh hoạt, phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp mình. Thứ ba, doanh nghiệp nên chủ động tham gia và tận dụng các hoạt động hỗ trợ từ chính phủ, các cơ quan xúc tiến thương mại để tăng cường kết nối với các đối tác, tiếp cận công nghệ tiên tiền để đạt được mục tiêu chuyển đổi số của mình", ông Vincent Tang chia sẻ.
Doanh nghiệp Việt Nam có nhiều bước tiến trong việc áp dụng công nghệ số 
Đồng quan điểm với ông Vincent Tang, bà Nguyễn Thị Kim Dung - Giám đốc quốc gia Epicor tại Việt Nam cho biết Epicor sẽ phối hợp cùng VCCI triển khai 4 hoạt động hoàn toàn miễn phí cho doanh nghiệp trong quý III tới đây. Một là chuỗi tọa đàm "Hướng tới chuyển đổi số thành công trong sản xuất kinh doanh". Mục tiêu là tạo ra một diễn đàn mang tính tương tác hai chiều, lắng nghe những băn khoăn của doanh nghiệp sản xuất.
Trên cơ sở đó, các chuyên gia sẽ trao đổi và cùng nhau định hình một loạt các vấn đề từ nhận thức đúng về chuyển đổi số đến việc xây dựng quy trình, lựa chọn công nghệ ERP nào thích hợp cho nhiều khâu, nhiều quy trình sản xuất khác nhau và giải pháp nhân rộng mô hình chuyển đổi số thành công trong ngành sản xuất công nghiệp tại Việt Nam.
Chuỗi tọa đàm gồm 3 buổi:
Buổi 1 với chủ đề: "Các hiểu biết thiết yếu về chuyển đổi số trong lĩnh vực sản xuất", không chỉ cùng các doanh nghiệp định hình lại những cách hiểu đúng và đủ về chuyển đổi số mà còn phân tính tình hình thực tế áp dụng chuyển đổi số tại Việt Nam hiện nay.
Buổi 2 với chủ đề: "Tiên phong xây dựng chuỗi cung ứng bền vững", giới thiệu cho doanh nghiệp nhiều phương thức tiên tiến trong quản trị từng khâu của doanh nghiệp để hướng tới việc hình thành một doanh nghiệp sản xuất chuyển đổi số tiên tiến, phát triển bền vững. 
Buổi 3 với chủ đề: "Nhân rộng mô hình chuyển đổi số tiên tiến trong nguồn sản xuất tại Việt Nam", kỳ vọng với đa dạng giải pháp ERP hiện đại, linh hoạt, thích hợp cho nhiều khâu, nhiều lĩnh vực sản xuất khác nhau. Sự kiện có thể giúp phổ biến rộng rãi mô hình đã áp dụng thành công cho những doanh nghiệp tại Việt Nam ra toàn ngành. Từ đó, góp phần thiết thực vào công cuộc chuyển đổi số trong sản xuất tại Việt Nam.

Ông Vincent Tang và bà Nguyễn Thị Kim Dung (áo đỏ) đưa ra nhiều giải pháp cũng như hướng đi cụ thể giúp doanh nghiệp chuyển đổi số hiệu quả

"Sau các hoạt động thực tiễn, chúng tôi cùng VCCI chi nhánh tại TP.HCM sẽ tổ chức một hội thảo tổng kết đánh giá tác động của 3 hoạt động trên đến lĩnh vực sản xuất tại Việt Nam, từ đó định hướng các hoạt động tiếp theo trong việc hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất chuyển đổi số thành công", bà Kim Dung cho biết thêm.
Việc đồng hành cùng doanh nghiệp, hỗ trợ ứng dụng giải pháp chuyển đổi số phù hợp là thực sự cần thiết trong giai đoạn tiếp theo. Trên cơ sở đó, VCCI cùng các doanh nghiệp trong những năm qua đã và đang tích cực triển khai hàng loạt hoạt động thiết thực để giúp doanh nghiệp chuyển đổi số thành công.

Ý kiến của bạn:
Bài liên quan
(HTV) - Chuyển đổi số trong nông nghiệp ở đô thị còn gặp nhiều rào cản.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã rất quan tâm và quyết liệt chỉ đạo coi "kỷ cương-trách nhiệm" như một động lực tăng trưởng nội tại của bộ máy quản lý, qua đó thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội.
Dự lễ khánh thành tuyến đường bộ nối đường cao tốc Hà Nội-Hải Phòng với đường cao tốc Cầu Giẽ-Ninh Bình, Thủ tướng đồng ý chủ trương và yêu cầu phấn đấu hoàn thành nâng cấp tuyến đường nối này lên cao tốc vào cuối năm 2025.
(HTV) - Nội các Thái Lan mới đây tuyên bố sẽ đóng cửa các cửa hàng miễn thuế ở khu vực nhập cảnh tại 08 sân bay quốc tế của nước này trong ít nhất một năm. Mục tiêu là nhằm khuyến khích du khách chi tiêu nhiều hơn tại các cửa hàng nội địa.
(HTV) - Vàng thế giới tiến sát mốc 2.400 USD/ounce, rút ngắn khoảng cách giữa giá vàng trong nước và thế giới về quanh ngưỡng 2,5 triệu đồng. Tăng 0,4% đủ để dầu Brent sánh bước với dầu WTI ghi nhận tuần tăng giá.
(HTV) - Lịch sử các lần tăng lương cho thấy giá cả đều "nối gót" tăng theo, bởi nhiều người lợi dụng chính sách này để đẩy giá hàng hóa, dịch vụ, làm ảnh hưởng đến đại đa số người tiêu dùng.
Công an TP.HCM phát hiện, ngăn chặn một nhóm đối tượng có hoạt động mua gom vàng miếng SJC tại các điểm bán vàng miếng bình ổn để trục lợi.