Động vật hoang dã ngộ độc chì vì săn bắn

ĐẠT NGUYỄN - HUYỀN TRÂM - TRÚC QUỲNH // TRUNG TÂM TIN TỨC HTV 16/4/2025, 12:34

(HTV) - Từ năm 2006, đạn chì sử dụng trong săn bắn đã bị cấm ở các vùng đất ngập nước.

Thế nhưng gần 20 năm sau, một nghiên cứu khoa học mới công bố trên tạp chí Conservation Science and Practice cho thấy tình trạng ngộ độc chì ở các loài chim nước vẫn không hề giảm.

Tình trạng ngộ độc chì ở các loài chim nước vẫn không hề giảm

Theo kết quả báo cáo của viện nghiên cứu bảo tồn vùng đất ngập nước Địa Trung Hải có trụ sở tại Camargue, đông nam nước Pháp, tỷ lệ nhiễm chì trung bình vẫn là 12% ở cả 13 loài, không có sự suy giảm đáng kể theo thời gian.

Ngộ độc chì ảnh hưởng đến toàn bộ chuỗi thức ăn, bao gồm cả người tiêu dùng, đặc biệt là các gia đình đi săn. Con số này có khả năng tương đương với hơn 13 triệu người ở Liên minh châu Âu.

Ủy ban Châu Âu dự kiến sẽ thảo luận về quy định nhằm "hạn chế việc tiếp thị và sử dụng chì và các hợp chất chì ở nồng độ bằng hoặc lớn hơn 1%" trong đạn dược săn bắn và thiết bị câu cá.

Theo Ủy ban, "nếu tình trạng thải chì hiện tại từ hoạt động săn bắn và đánh cá ở Liên minh vẫn tiếp diễn, khoảng 876.000 tấn chì sẽ được thải ra môi trường trong 20 năm tới. Điều này sẽ gây ra nguy cơ ngộ độc cho 135 triệu con chim do nuốt phải đạn chì.

Theo các nhà nghiên cứu, lệnh cấm hoàn toàn giúp thực thi chính sách dễ hơn và tăng tuân thủ

Theo các nhà nghiên cứu thì một lệnh cấm hoàn toàn sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực thi chính sách và khuyến khích tuân thủ các quy định

>>> Xin mời quý vị đón xem Thời sự HTV lúc 20 giờ và Chương trình Thế giới 24G lúc 20 giờ 30 phút mỗi ngày trên kênh HTV9

 

Ý kiến của bạn: