(HTV) - Theo Báo cáo Hành tinh sống mới nhất của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF), trong 50 năm qua, số lượng quần thể động vật hoang dã trên toàn cầu đã giảm sút thảm khốc xuống gần 75%.
Dữ liệu do các nhà nghiên cứu tại Hiệp hội Động vật học Luân Đôn biên soạn cho thấy mức giảm trung bình đạt 73% trên toàn cầu, với mức giảm mạnh nhất là 95% ở Châu Mỹ Latinh và Caribe, 76 % ở Châu Phi 76% và 60% tại Châu Á - Thái Bình Dương.
Tiến sĩ Robin Freeman - Thành viên Hiệp hội Động vật Luân Đôn cho biết: "Báo cáo Hành tinh Sống năm nay đã thu thập gần 35.000 quần thể của 5.400 loài động vật. Chúng tôi ước tính rằng quần thể đã giảm trung bình 73% kể từ năm 1970."
Tiến sĩ Robin Freeman cho biết quần thể đã giảm trung bình 73% trong hơn nửa thế kỷ qua
Cụ thể, sự suy giảm đáng kể nhất của quần thể động vật là ở các hệ sinh thái nước ngọt, đạt 85%, tiếp theo là mức giảm 69% trong hệ sinh thái trên cạn và hệ sinh thái biển với 56%.
Các quần thể sinh vật dù trên cạn hay dưới nước đều bị suy giảm nghiêm trọng do sự khai thác quá mức của con người
Nạn khai thác quá mức, các loài vật xâm lấn và bệnh tật là các tác nhân dẫn đến sự suy giảm trong quần thể động vật.
Tình trạng suy giảm như hiện nay là vô cùng nguy cấp
Ngoài ra, biến đổi khí hậu cũng gây ra mối đe dọa đặc biệt đối với động vật hoang dã ở Mỹ Latinh và Caribe, dẫn đến mức giảm 95% tại đây.
Báo cáo cho rằng tình hình hiện tại đang rất nguy cấp, trong 05 năm tới, chúng ta phải có những hành động để giải quyết các cuộc khủng hoảng kép về khí hậu và thiên nhiên.
>>> Xin mời quý vị đón xem Thời sự HTV lúc 20 giờ và Chương trình Thế giới 24G lúc 20 giờ 30 phút mỗi ngày trên kênh HTV9