(HTV) - Các cổ sinh vật học Peru vừa giới thiệu hóa thạch hiếm có của con cá sấu nước mặn.
Sinh vật này sống khoảng 10 đến 12 triệu năm trước tại địa điểm này là sa mạc Ocucaje, được xem là nghĩa địa lớn nhất trên Trái đất của các sinh vật kỷ Miocène.
Các cổ sinh vật học Peru vừa giới thiệu hóa thạch hiếm có của con cá sấu nước mặn
Trong buổi họp báo tại Viện nghiên cứu địa tầng và mỏ ở thủ đô Lima, các nhà khoa học nói đây là lần đầu tiên họ tìm thấy hóa thạch còn non của loài cá sấu nước mặn cổ đại. Nó được gọi là "hóa thạch Pisco Gavialis", trong tình trạng bảo tồn rất tốt. Hóa thạch có các đặc điểm hình thái hộp sọ và hàm khác với cá sấu nước ngọt và nước mặn hiện nay.
Peru công bố hóa thạch hiếm có 10 triệu năm tuổi
Hóa thạch dài khoảng 1,3m, được tìm thấy năm 2023 trong sa mạc cách thủ đô Lima 350 km về phía nam, cách bờ biển Thái Bình Dương khoảng 40km, trong tầng khảo cổ thuộc kỷ Miocène cách nay từ 5 đến 23 triệu năm.
Cận cảnh hóa thạch cổ
Khoảng 30 năm gần đây sa mạc nói trên nổi tiếng vì là nơi phát hiện những dấu vết đầu tiên của sinh vật kỷ Miocène, đặc biệt là các hóa thạch cá mập khổng lồ, cá voi răng với chiều dài lên đến 20m.
>>> Xin mời quý vị đón xem Thời sự HTV lúc 20 giờ và Chương trình Thế giới 24G lúc 20 giờ 30 phút mỗi ngày trên kênh HTV9