Nhiều tiềm năng phát triển logistics vùng Đông Nam Bộ

THU TÌNH - THÚY QUYÊN - HỮU TRÍ - THANH PHONG - MINH KHÔI - LAN ANH - THANH PHONG // TRUNG TÂM TIN TỨC HTV 3/10/2023, 20:45

(HTV) - Vùng Đông Nam Bộ hiện có khoảng 14.800 doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistics, chiếm gần 50% tổng số doanh nghiệp logistics cả nước. Điều này cho thấy: Đông Nam Bộ là thị trường đầy tiềm năng và hấp dẫn cho ngành logistics phát triển.

Vùng Đông Nam Bộ hiện có khoảng 14.800 doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistics, chiếm gần 50% tổng số doanh nghiệp logistics cả nước. Điều này cho thấy: Đông Nam Bộ là thị trường đầy tiềm năng và hấp dẫn cho ngành logistics phát triển.

Đông Nam Bộ là thị trường đầy tiềm năng cho ngành logistics phát triển

Nghị quyết số 24 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 nêu rõ phát triển mạnh, đồng bộ hệ thống logistics cấp quốc gia, quốc tế gắn với cảng biển, cảng hàng không, cửa khẩu quốc tế, các trục hành lang kinh tế trọng điểm và tuyến thương mại liên vùng tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây Ninh. 

Với vai trò là trung tâm kinh tế trọng điểm phía Nam, Thành phố Hồ Chí Minh phấn đấu tốc độ tăng trưởng doanh thu dịch vụ logistics của doanh nghiệp đạt 15% vào năm 2025 và đạt 20% vào năm 2030, tỷ trọng đóng góp của logistics vào GRDP thành phố đến năm 2025 đạt 10% và đến năm 2030 đạt 12%.

Với vị thế trung tâm kinh tế trọng điểm phía Nam, TP.HCM cần phấn đầu phát triển logistics

Trong khi đó, Vùng Đông Nam Bộ hiện có khoảng 14.800 doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistics, chiếm gần 50% tổng số doanh nghiệp logistics cả nước. Điều này cho thấy: Đông Nam Bộ là thị trường đầy tiềm năng và hấp dẫn cho ngành logistics phát triển.

Còn nhiều tiềm năng phát triển logistics vùng Đông Nam Bộ

Chỉ mới đi vào vận hành từ tháng 4/2023, đến nay sau gần 6 tháng, kho bãi của FM Logistics Việt Nam đã được lấp đầy hơn 20.000m2, hoàn thành sớm hơn rất nhiều so với kế hoạch đề ra là sẽ được lấp đầy trong năm 2025. Trong thời gian tới, kho bãi và nhà xưởng sẽ tiếp tục được mở rộng trên quỹ đất 50.000m2, cung cấp các dịch vụ lưu trữ kho, quản lý, vận hành và phân phối hàng hóa.

FM Logistics Việt Nam đặt mục tiêu phát triển kho bãi tại TP.HCM

Ông Hamza Harti - Giám đốc Điều hành FM Logistics Việt Nam khẳng định tiềm năng của thị trường logistic Việt Nam và đặc biệt là của vùng Đông Nam bộ. Theo ông, đây là nơi tập trung của nhiều khu công nghiệp và khu sản xuất, là địa điểm lý tưởng để chúng tôi đặt nhà máy. Mặc dù nơi đây tương đối xa trung tâm TP.HCM, nhưng lại có được quỹ đất lên đến 50.000m2. 

Ông Hamza Harti - Giám đốc Điều hành FM Logistics Việt Nam

“Chúng tôi hướng đến sự lâu dài và nhận thấy rằng đây là vị trí hết sức tiềm năng. Hiện tại các nhà dịch vụ vận tải của Việt Nam đa số làm theo hướng truyền thống, nên chúng tôi sẽ đẩy mạnh về kỹ thuật hóa và công nghệ, đầu tư về hạ tầng và các giải pháp tối ưu, mục tiêu là tạo cho khách hàng sự tối ưu trong chuỗi cung ứng bền vững.”, ông Hamza Harti chia sẻ thêm.

Đề án cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ giành được nhiều sự quan tâm

Hoạt động trong ngành logistics từ nhiều năm nay, công ty Blue Sea Transportation cho biết đang dành sự quan tâm rất lớn đến Đề án nghiên cứu xây dựng cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ, đã được UBND TP.HCM trình Chính phủ vào tháng 8 vừa qua. 

Ông Nguyễn Thanh Tuấn - Chủ tịch Công ty Blue Sea Transportation nhận định việc xây dựng cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ là cơ hội vàng để phát triển ngành logistics và cảng biển. Song song với đó, chúng ta có thêm cảng trung chuyển lớn để cạnh tranh với các nước Đông Nam Á và thế giới nói chung, cũng như quyết việc làm cho rất nhiều lao động và phát triển thêm một số dịch vụ liên quan. 

Ông Nguyễn Thanh Tuấn - Chủ tịch Công ty Blue Sea Transportation

“Tôi rất đồng tình để xây dựng cảng này, nó cũng góp phần tạo cho kinh tế cảng biển phát triển hơn trong khu vực. Khi cảng phát triển hàng trung chuyển về Việt Nam nhiều thì những công ty logistics sẽ làm đc dịch vụ hải quan”, ông Tuấn chia sẻ thêm.

Dù vậy, theo các chuyên gia: làm thế nào để khai thác, phát huy tối đa hiệu quả hoạt động của Cảng sau khi đưa vào hoạt động là vấn đề cốt lõi cần tính đến

Ông Trương Nguyên Linh - Phó Tổng Giám Đốc Cảng VICT - Cảng container quốc tế Việt Nam nêu quan điểm “Tính khả thi của cảng trung chuyển Cần giờ là có nhưng phải kèm theo một số điều kiện. Tự tin là cảng Sài Gọn đủ trình độ kinh nghiệm vận hành khai thác nhưng muốn phát triển cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ phải định hướng là cảng trung chuyển, đối tác phải có cam kết với cảng Sài Gòn để đảm bảo hợp tác là khó thật chứ không phải trên giấy tờ. Tài chính có thể đảm bảo được, vấn đề chủ yếu là khả năng đầu tư. Vận hành Việt nam lo đc, nhưng luồng hàng đối tác phải cam kết, có sự cam kết của đối tác về luồng hàng.”

Ông Trương Nguyên Linh - Phó Tổng Giám Đốc Cảng VICT - Cảng container quốc tế Việt Nam 

Trong khi đó, ông Phạm Quốc Long  - Chủ Tịch Hiệp hội Đại lý môi giới và dịch vụ hàng hải đặt vấn đề ở nguồn hàng để duy trì hiệu suất của cảng, hạ tầng giao thông kết nối cảng và ảnh hưởng của cảng đến khu dự trữ sinh quyển trong tương lai.

Ông Phạm Quốc Long  - Chủ Tịch Hiệp hội Đại lý môi giới và dịch vụ hàng hải

Cần chú ý đến hợp tác vùng trong phát triển logistics vùng Đông Nam Bộ

Đặc biệt, việc đầu tư xây dựng dự án không chỉ giới hạn ở phạm vi địa phương mà cần đặt trong bối cảnh phát triển của toàn vùng và vì là dự án lớn - có tác động nhiều mặt nên cần nghiên cứu sâu và có những đánh giá toàn diện.

Ước tính, doanh thu thương mại điện tử Việt Nam trong năm 2023 sẽ đạt 20,5 tỷ USD, chiếm khoảng 8% so với tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước. Đây là cơ hội với các nhà đầu tư để mang tới nguồn cung đáp ứng nhu cầu ngày càng đi lên của logistics.

>>> Xin mời quý vị đón xem Thời sự HTV lúc 20 giờ và Chương trình Thế giới 24G lúc 20 giờ 30 phút mỗi ngày trên kênh HTV9

 

Ý kiến của bạn: