Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam yêu cầu các địa phương trong quá trình thực hiện xét nghiệm diện rộng cần thí điểm việc tự lấy mẫu trong khu công nghiệp; thực hiện nghiêm việc khử khuẩn tay sau mỗi lần lấy mẫu, tuyệt đối không để lây chéo từ khâu này.
Ban Thường trực UBMTTQ Việt Nam TP.HCM tiếp tục nhận được kinh phí ủng hộ của công chức, viên chức, người lao động từ các cơ quan trên địa bàn TP.HCM đóng góp cho công tác phòng chống dịch COVID-19.
Sau bảy ngày giãn cách xã hội, số ca bệnh có xu hướng giảm dần, các chuỗi lây nhiễm đang từng bước được khống chế. Điều này cho thấy TP.HCM thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 15-16 của Chính phủ là đúng đắn.
Tại vùng tâm dịch của TP.HCM, nhiều chủ phòng trọ đã thực hiện giảm, miễn phí tiền thuê nhà trọ cho công nhân, người lao động tự do.. để cùng nhau vượt qua khó khăn bởi dịch COVID-19.
Sở Y tế TP.HCM yêu cầu các bệnh viện tuyệt đối không được từ chối tiếp nhận người bệnh đang sống trong các khu vực giãn cách xã hội, người bệnh đang được cách ly tập trung tại các khu cách ly.
TP.HCM đề nghị quân đội hỗ trợ kích hoạt lại các khu cách ly tập trung và tiến hành phun khử khuẩn trên diện rộng để ứng phó với dịch bệnh COVID-19.
Những ngày qua TP.HCM trở thành tâm điểm bùng phát dịch COVID-19 khiến nhiều khu dân cư bị tạm thời phong tỏa. Hiện tại, việc thu gom và xử lý rác thải ở những khu vực này đang xuất hiện nhiều bất cập.
Sáng 6/6, Bệnh viện Dã chiến số 2 (tại Nhà thi đấu tỉnh Bắc Giang) đã công bố 21 bệnh nhân COVID-19 điều trị khỏi bệnh. Như vậy, hiện tại tỉnh Bắc Giang đã có 207 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Nguyên nhân chính khiến lượng máu sụt giảm nghiêm trọng là do dịch COVID-19 ảnh hưởng đến việc hiến máu và vận động hiến máu. Từ đầu tháng 5 đến nay, hơn 100 lượt tua hiến máu lưu động đăng ký trước đó đã bị hủy, tương ứng khoảng 15.000 túi máu.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam - Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 yêu cầu địa điểm nào đã khoanh vùng, cách ly y tế thì phải kiểm soát thật nghiêm ngặt, giãn cách triệt để, không để “ngoài chặt, trong lỏng”, lây nhiễm chéo.