(HTV) - "Các nguồn năng lượng tái tạo có thể cung cấp 65% tổng lượng điện thế giới vào năm 2030", đây là nhận định được Bộ trưởng năng lượng Ấn Độ đưa ra ngày 31/10, tại Hội nghị lần thứ 6 của Liên minh Năng lượng Mặt Trời quốc tế tại New Delhi, Ấn Độ.
Bộ trưởng Bộ Năng lượng và Năng lượng tái tạo Ấn Độ Raj Kumar Singh tại Hội nghị lần thứ 6 của Liên minh Năng lượng Mặt Trời quốc tế tại New Delhi, Ấn Độ ngày 31/10. Nguồn ảnh: AP
Theo Bộ Năng lượng và Năng lượng tái tạo Ấn Độ, cam kết chuyển đối và sử dụng năng lượng mặt trời không chỉ là một quyết định về môi trường, mà còn là một hướng đi cần thiết cho sự tồn tại của hành tinh và sự thịnh vượng của các thế hệ mai sau.
Cánh đồng năng lượng mặt trời tại Kamuthi, Ấn Độ nhìn từ trên cao. Nguồn ảnh: Nat Geo
Ông Raj Kumar Singh - Bộ trưởng Bộ Năng lượng và Năng lượng tái tạo Ấn Độ, cho biết các nguồn năng lượng tái tạo có thể cắt giảm 90% lượng khí thải cacbon của ngành điện vào năm 2050.
Tại hội nghị, 120 quốc gia thành viên thảo luận về việc sử dụng năng lượng Mặt Trời ngày càng tăng. Đây được xem là yếu tố quan trọng trong quá trình chuyển đổi sang năng lượng sạch và từ bỏ các nhiên liệu hóa thạch làm nóng hành tinh như than, dầu và khí tự nhiên.
Đại biểu các quốc gia thành viên tại Hội nghị lần thứ 6 của Liên minh Năng lượng Mặt Trời quốc tế tại New Delhi, Ấn Độ ngày 31/10
Thời gian qua, Ấn Độ đã cố gắng đưa chủ đề Tăng Công suất năng lượng tái tạo toàn cầu trở thành nội dung quan trọng, trước hội nghị khí hậu của Liên Hiệp Quốc COP28 diễn ra tại Dubai từ 30/11 đến 12/12.
>>> Xin mời quý vị đón xem Thời sự HTV lúc 20 giờ và Chương trình Thế giới 24G lúc 20 giờ 30 phút mỗi ngày trên kênh HTV9