TP.HCM chủ động trước tình huống hết thuốc điều trị dịch bệnh tay chân miệng

PHƯƠNG KHANH // TRUNG TÂM TIN TỨC HTV 21/7/2023, 17:55

(HTV) - Tuy đã có chuẩn bị nhưng cơ số thuốc dự trữ của thành phố dự kiến không đủ đáp ứng trước tình hình dịch bệnh diễn biến nhanh và thành phố luôn phải tiếp nhận người bệnh nặng từ các tỉnh chuyển đến như hiện nay.

Theo Sở Y tế, về cung ứng thuốc điều trị bệnh tay chân miệng, ngay từ giai đoạn sớm của dịch bệnh, Sở Y tế thành phố đã triển khai các chỉ đạo của Bộ Y tế, Cục Quản lý Dược về đảm bảo cung ứng thuốc cho điều trị bệnh tay chân miệng. Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cũng đã chủ động thực hiện công tác mua sắm, tiếp cận các đơn vị nhập khẩu, phân phối để đảm bảo dự trữ thuốc. 

Thuốc điều trị tay chân miệng nguy cơ thiếu nhiều

Cụ thể, số lượng thuốc IVIG sử dụng mỗi ngày tăng từ 80 – 150 lọ (từ ngày 7/7/2023 đến 13/7/2023), tăng lên đến xấp xỉ 200 lọ thuốc (từ 13/7/2023 trở đi) và chưa có dấu hiệu dừng lại. Trong khi lượng tồn IVIG tại các bệnh viện hiện khoảng 2.400 lọ, và dự kiến đến cuối tháng 8.2023 mới có đợt thuốc IVIG nhập khẩu tiếp theo (số lượng hạn chế).

“Trong bối cảnh có khả năng thiếu thuốc IVIG, Sở Y tế đã ban hành Công văn số 5094/SYT-NVY ngày 27/6/2023 nhằm chủ động trong việc sử dụng thuốc IVIG điều trị bệnh tay chân miệng. Theo đồng thuận của các chuyên gia, thuốc IVIG được chỉ định liều 1 đối với nhóm bệnh nhân tay chân miệng độ 2b nhóm 2, độ 3 hoặc độ 4. Liều 2 được chỉ định khi người bệnh chuyển độ nặng hơn hoặc triệu chứng của độ 3 chưa cải thiện”, Sở Y tế thành phố cho biết. 

Trẻ em đang điều trị bệnh tay chân miệng

Về đảm bảo cung ứng đủ thuốc IVIG, Sở Y tế tiếp tục theo dõi sát tình hình sử dụng và cung ứng thuốc để đánh giá tình hình, đề xuất các giải pháp can thiệp tiếp theo, tiếp tục cập nhật thông tin từ phía các công ty cung ứng và báo cáo sát với Cục Quản lý Dược.

“Sở Y tế cũng kiến nghị Bộ Y tế phân công cho các bệnh viện tuyến cuối của một số tỉnh/thành phố có năng lực trong công tác thu dung, điều trị bệnh tay chân miệng như Bệnh viện Sản Nhi Cà Mau, Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ, Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai tiếp nhận điều trị người bệnh của các tỉnh lân cận nhằm đảm bảo các ca bệnh nặng được điều trị sớm và công tác chuyển bệnh được an toàn, hiệu quả”, Sở Y tế thành phố nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, Sở Y tế cũng kiến nghị Cục Quản lý Dược sớm phê duyệt các đơn hàng nhập khẩu thuốc IVIG nếu có, đồng thời kiến nghị Bộ Y tế sớm có chỉ đạo và giải pháp đảm bảo cung ứng thuốc điều trị tay chân miệng cho các tỉnh phía Nam.

TP.HCM chủ động phòng chống dịch dịch tay chân miệng cho trẻ mầm non 

TP. Thủ Đức chủ động phòng chống bệnh tay chân miệng cho trẻ 

TP. Thủ Đức chủ động phòng chống bệnh tay chân miệng 

Hiện TP. Thủ Đức đã tăng cường công tác giám sát, phát hiện kịp thời các trường hợp mới mắc, xử lý ổ dịch đúng quy trình Bộ Y tế, không để lây lan thành ổ dịch lớn, cùng với đó là đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của người dân về công tác phòng, chống dịch bệnh tay chân miệng tại hộ gia đình.

Mời quý vị xem thêm thông tin qua video liên quan sau.

 

Ý kiến của bạn: