Tiếng hát Xẩm ngày Xuân: Gìn giữ nét đẹp văn hóa truyền thống

HOÀNG VIỆT - TRÚC QUỲNH // VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN HTV TẠI HÀ NỘI 2/2/2025, 13:30

(HTV) - Do sự thay đổi thời cuộc, đã từng có giai đoạn, nghệ thuật hát Xẩm gần như không còn tồn tại và dần rơi vào lãng quên. Những gánh Xẩm, chiếu Xẩm ngày xuân đã biến mất trong nhiều năm.

Bằng sự nỗ lực gìn giữ của các nghệ nhân, những năm gần đây, tiếng hát Xẩm ngày Xuân ở những hội làng, những chiếu Xẩm ngày xuân đang được hồi sinh.

Bằng các nỗ lực, những gánh Xẩm, chiếu Xẩm ngày xuân đang dần được hồi sinh

So với các loại hình nghệ thuật dân gian khác, hát Xẩm có một chức năng vô cùng độc đáo, đó là kênh truyền thông bằng âm nhạc rất hữu hiệu. Các bài hát đã phần nào thể hiện được tâm tư, khát vọng của tầng lớp lao động, nông dân và thị dân trong quá khứ. Tính nhân văn và lạc quan của hát Xẩm cũng được thể hiện rõ qua cách thúc đẩy niềm tin vào cuộc sống. 

Âm vang điệu Xẩm ngày xuân

Nhiều năm trở lại đây, với nỗ lực phục hồi nghệ thuật hát xẩm của các nhóm Xẩm và các nghệ sĩ của dòng nhạc dân tộc như Câu lạc bộ Hát Xẩm Liên Hoa, NSƯT Thúy Đạt, Mai Đức Thiện,…, đã giúp Xẩm trở nên quen thuộc hơn người dân dịp lễ, Tết. Các nghệ sĩ Xẩm theo thời gian vẫn cố gắng phục hồi nét văn hóa truyền thống xưa, để lan tỏa nghệ thuật hát Xẩm.

Chị Nguyễn Thu Thủy, phường Phương Liệt, quận Thanh Xuân, Hà Nội: "Khi được nghe Xẩm vào mỗi dịp Tết đến xuân về, mình cảm thấy trong mình có một gì đó rất rạo rực, cảm thấy yêu thêm quê hương đất nước, những giá trị truyền thống của mình".

Cùng với nhiều loại hình âm nhạc dân tộc khác như Ca trù, Chầu văn,…, Xẩm đang từng bước góp thêm mảng màu sắc hấp dẫn cho âm nhạc dân tộc. Từ một loại hình diễn xướng dân gian phổ biến nơi đông người, Xẩm đã lên sân khấu trong các chương trình nghệ thuật, có sức sống và lan tỏa trong đời sống tinh thần của người dân. 

>>> Xin mời quý vị đón xem Thời sự HTV lúc 20 giờ và Chương trình Thế giới 24G lúc 20 giờ 30 phút mỗi ngày trên kênh HTV

 

Ý kiến của bạn: