(HTV) - Do chưa có quy định riêng về quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu thông qua thương mại điện tử nên chưa thể thống kê đầy đủ độ lớn của thị trường này.
Tuy nhiên, qua công tác quản lý kiểm soát hải quan, có thể dễ dàng nhận thấy thương mại điện tử xuyên biên giới giao dịch qua chuyển phát nhanh ngày càng chiếm lĩnh thị trường. Tại tọa đàm "Cải cách hải quan, phát triển thương mại điện tử xuyên biên giới" đã cùng bàn luận vấn đề này.
Tọa đàm "Cải cách hải quan, phát triển thương mại điện tử xuyên biên giới"
Tại tọa đàm, nhiều diễn giả chia sẻ, hình thức bán hàng thông qua mạng xã hội cũng đã phát triển vượt bậc trong vài năm qua, đặt ra vấn đề lớn về thu thuế, quản lý, kiểm soát chất lượng hàng hóa, bảo vệ quyền lợi người mua hàng.
Thách thức mới từ thương mại điện tử xuyên biên giới
Mặc dù Nghị định 85 năm 2021 đã có điều chỉnh, bổ sung nhiều đối tượng quản lý trong giao dịch điện tử tuy nhiên, vẫn cần có những quy định cụ thể hơn để thương mại điện tử tăng trưởng bền vững, đúng cam kết. Sự thay đổi phải tiến hành từ cơ quan quản lý và cả doanh nghiệp.

Phát triển dịch vụ logistics thành ngành dịch vụ đem lại giá trị gia tăng cao. Ảnh minh họa
Dựa trên các xu hướng xuất khẩu gần đây và tốc độ phát triển hiện nay, dự báo doanh thu xuất khẩu qua thương mại điện tử ở Việt Nam có thể tăng lên 5,5 tỷ USD vào năm 2027, tăng trưởng hàng năm khoảng 9%. Thách thức đi kèm cơ hội phát triển không chỉ giúp tối ưu logistics mà còn là mấu chốt để tăng trưởng nhanh thương mại hàng hóa.
>>> Xin mời quý vị đón xem Thời sự HTV lúc 20 giờ và Chương trình Thế giới 24G lúc 20 giờ 30 phút mỗi ngày trên kênh HTV9