Ghi hình mực siêu dài sống ở độ sâu 3.000 mét

HÀ THẢO - NHƯ ANH // TRUNG TÂM TIN TỨC HTV 25/9/2024, 15:12

(HTV) - Các nhà khoa học vừa ghi lại hình ảnh một con mực có xúc tu siêu dài ở độ sâu 3.300 mét dưới Thái Bình Dương. Loài mực này sống ở độ sâu trên 1.000 mét nên con người chỉ quan sát được chúng khoảng 20 lần trong 20 năm qua.

Dù áp suất dưới biển khá lớn, nhiệt độ thấp và ánh sáng từ mặt biển không thể chiếu đến, nơi đây vẫn có nhiều loài động vật sinh sống, bao gồm mực Magnapinna.

Nhóm nghiên cứu thuộc Trung tâm nghiên cứu biển sâu Minderoo-UWA và Inkfish đã quay được đoạn phim về con mực này trong chuyến thám hiểm Vực Tonga, vực đại dương sâu thứ nhì thế giới, sau vực Mariana ở Tây Thái Bình Dương.

Mực Magnapinna ở Vực Tonga

Mực Magnapinna còn có tên là mực tay dài, hoặc mực vây lớn, sinh sống ở độ sâu từ 1.000 - 4.000 mét so với mặt biển.

Năm 2020, các nhà thám hiểm từ tổ chức khoa học CSIRO đã phát hiện đến 5 con mực Magnapinna ở vùng biển Great Australian Bight, phía Nam Australia.

>>> Xin mời quý vị đón xem Thời sự HTV lúc 20 giờ và Chương trình Thế giới 24G lúc 20 giờ 30 phút mỗi ngày trên kênh HTV9

 

Ý kiến của bạn: