Các trường học trên địa bàn huyện Thanh Chương, Nam Đàn và Hưng Nguyên (Nghệ An) nước vẫn ngập sâu từ 1-2m, toàn bộ đồ dùng đồ chơi của nhà trường đến nay vẫn ngập trong nước lũ.
Trận mưa lũ lịch sử vừa qua đã nhấn chìm, đánh sập và cuốn trôi nhiều nhà cửa của người dân Quảng Bình, đặc biệt tại khu vực huyện Lệ Thủy nơi ngập sâu và lâu nhất.
Lúc 4g ngày 3/11, vị trí tâm bão cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 450km về phía Đông Đông Nam, sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, giật cấp 10.
Phó Chủ tịch UBND TP Võ Văn Hoan đã đến khảo sát hiện trường cây cỗ thụ bật gốc tại phường 10, quận 6, thăm hỏi động viên các gia đình bị ảnh hưởng, hỗ trợ khắc phục hậu quả, đảm bảo an toàn và cuộc sống cho người dân.
Mưa lớn kèm theo lốc xoáy đã làm bay mái tôn của khu B trường trung học phổ thông Bình Phú, quận 6 xuống sân trường, nhiều trang thiết bị như máy tính, máy chiếu, máy lạnh, quạt... hư hỏng.
Tại MTTQVN TP.HCM diễn ra những hoạt động quyên góp, ủng hộ từ các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân... Tất cả, đều với một mong muốn, miền Trung sẽ kiên cường vượt qua những khó khăn, sớm khắc phục hậu quả do thiên tai lũ lụt gây ra.
Các hoạt động tìm kiếm những công nhân mất tích tại Thủy điện Rào Trăng 3, tỉnh Thừa Thiên Huế đã được triển khai trở lại.
Sau khi tỉnh Nghệ An có văn bản gửi Bộ Tư lệnh Quân khu 4 đề nghị hỗ trợ lực lượng giúp người dân khắc phục hậu quả mưa lũ, Sư đoàn 324 và Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh huy động cán bộ, chiến sĩ, dân quân tự vệ giúp người dân huyện Thanh Chương, Nam Đàn.
Huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An là địa phương bị thiệt hại nặng nề nhất do bão số 9. Hiện nước đang rút dần, công tác khắc phục cũng được địa phương và người dân thực hiện.
Sư đoàn không quân 372 đã lên kế hoạch cho máy bay Mi 171 thuộc Trung đoàn 930 thực hiện 4 chuyến bay trong ngày 2/11 để chở hàng hóa , lương thực, thực phẩm, thuốc men thiết yếu cho đồng bào ở hai xã Phước Lộc và Phước Thành (Quảng Nam).