Cà phê giúp chúng ta tỉnh táo, tăng cường hoạt động về tâm thần và trí tuệ và nâng cao hiệu quả công việc. Vì thế, ngày nay uống cà phê đã trở thành thói quen của rất nhiều người. Nhưng chúng ta có nên lạm dụng cà phê không?
Cà phê là một nguồn cung cấp năng lượng rất tốt, nhưng khi tiêu thụ quá mức lại rất có hại. Trung bình mỗi ngày con người chỉ có thể dùng từ 30 - 50 gram cà phê. Công dụng của cà phê là kích hoạt máu, lưu thông máu nhiều hơn, làm cho bộ não hoạt động linh hoạt và minh mẩn hơn. Tuy nhiên, với mức độ nhiều hơn 2 ly cà phê mỗi ngày và kéo dài từ 5 - 10 năm thì sẽ làm cơ tim hoạt động vượt quá mức, ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe. Về lâu dài sẽ dẫn đến bệnh lí tim to.
Một trong những sự thực về cà phê mà không mấy người biết, đó là trong cà phê có tính axit cao. Uống quá nhiều cà phê sẽ làm tăng hơn mức bình thường của các phản ứng axit tong dạ dày khiến bạn đau bụng, khó tiêu và khó chịu. Nếu liên tục uống nhiều cà phê hơn lượng cho phép có thể sẽ gây ra loét dạ dày.
Một số người mải miết làm việc và học tập nên thường sử dụng những cốc cà phê đặc để kích thích tinh thần. Nếu uống những ly cà phê đậm đặc sẽ khiến tim đập nhanh, huyết áp cũng tăng và xuất hiện những hiện tượng khác thường như: nôn nóng, sốt ruột, bất an, ù tai và chân tay run. Nếu muốn kích hoạt về tư duy thì mỗi ngày nên dùng tối đa 50 gram cà phê cho 2 lần.
Những điều lưu ý khi dùng cà phê:
- Không dùng cà phê khi đang bị cảm cúm
- Phụ nữ đang mang thai không nên dùng cà phê
- Tránh pha cà phê nồng độ quá đặc
- Không nên cho quá nhiều đường vào cà phê
- Không nên để cà phê pha quá lâu
- Không nên uống đồng thời cà phê với rượu
- Những bạn không thể bỏ được cà phê nên hạn chế uống đến mức tối thiểu
Hoàng Dương