Phản bác các luận điệu sai trái, thù địch về thành quả chống dịch COVID-19 của Việt Nam

VĂN KHÁNH - THẢO TRANG - MINH NGỌC - HOÀI VY - MẠNH TRÌNH // TRUNG TÂM TIN TỨC HTV 3/10/2023, 18:49

(HTV)- Nhớ lại năm 2021, khi cả nước thực sự “oằn mình” ứng phó đại dịch COVID-19, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đã trải qua một giai đoạn khốc liệt, đúng là “chưa từng có tiền lệ”.

Nhưng qua đại dịch, cũng thể hiện rõ tinh thần và ý chí quật cường của dân tộc Việt Nam, không chịu lùi bước trước mọi gian nan, thử thách.

Đại dịch được đẩy lùi, nhưng Đảng và Nhà nước ta tiếp tục xử lý các vấn đề tiêu cực và sai phạm được phát hiện đã xảy ra trong quá trình chống dịch. Đáng chú ý, trước hết là vụ “chuyến bay giải cứu” đã xét xử sơ thẩm; và sắp tới đây là vụ “kit test - Việt Á”. Thế nhưng, các thế lực thù địch đã nhân cơ hội này, mượn việc xét xử đó để phủ định thành quả chống dịch COVID-19 của Đảng, Chính phủ và Nhân dân ta, đồng thời có các luận điệu xuyên tạc và kích động.

Các bài báo phản động, thiếu thiện chí 

Các bài báo phản động, thiếu thiện chí 

Các bài báo phản động, thiếu thiện chí 

Với chủ trương và hành động nhất quán “kiên quyết, kiên trì, không ngừng nghỉ, không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai” của Đảng và Nhà nước trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, thì việc các cơ quan tiến hành tố tụng nước ta khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án “chuyến bay giải cứu” và Việt Á cũng không là ngoại lệ. Bất kỳ hệ thống pháp luật nào cũng coi trọng công tác thanh, kiểm tra, từ đó phát hiện ra các sai phạm. Không thể nói đại dịch chưa từng có tiền lệ mà bỏ qua, chấp nhận những việc làm sai trái. Cho nên những luận điệu sai trái nhằm “mổ xẻ”, xăm soi việc xét xử này không có cơ sở, có thể khẳng định là “ngụy biện và lạc lõng”. 

Theo TS. Nguyễn Đức Quyền, chuyên gia quản trị - quản lý công, Học viện Cán bộ TP.HCM, phiên tòa xét xử 54 bị can trong vụ án “chuyến bay giải cứu”, hay chuyển hồ sơ truy tố đối với 38 bị can trong vụ án “kit test - Việt Á”, là sự khẳng định và quan tâm của Đảng và Nhà nước ta trong công cuộc phòng, chống tham nhũng. Đây là sự minh bạch của pháp luật và không có vùng cấm.

TS. Quyền phân tích thêm, với những thông tin từ các tổ, nhóm cá nhân và các cá nhân với mục đích xấu đã “vo tròn” và chế biến thành những công cụ rất nguy hại. Các vấn đề đã được suy diễn mang đến kết luận là lỗi hệ thống, theo tôi, đây là một trong những luận điểm sai trái và ảnh hưởng rất nghiêm trọng đối với niềm tin, cũng như sự tin tưởng vào quyết tâm chống dịch của Đảng và Nhà nước ta hiện nay. Các chuyến bay giải cứu hay tiêm vaccine đều là những chính sách nhân đạo, thực hiện mục tiêu bảo vệ sức khỏe cho người dân và tài sản tính mạng cho công dân.

Còn đối với bà Hoàng Thị Lợi, một cán bộ hưu trí, ngụ Quận 1, TP.HCM, khi người thân hay bạn bè, con cháu hỏi, thắc mắc về những luận điệu xuyên tác, thì bà giải thích, can ngăn đừng nghe những thông tin xấu. Đó là những luận điệu xấu của những người không phải vì nước, vì dân, mà chỉ muốn chống phá. Các đối tượng tìm mọi cách moi móc, thỏa mãn cái gọi là lợi ích cá nhân của họ, chứ không phải đứng về phía Nhân dân, không phải vì công cuộc chống dịch và càng không phải vì chuyện bảo vệ sức khỏe của người dân.

Đại tá, PGS. TS. Hà Trọng Thà, Trưởng Khoa An ninh chính trị nội bộ, trường Đại học An ninh Nhân dân, phân tích sắc nét về vấn đề này. Theo chuyên gia, các luận điệu cho rằng chúng ta thất bại trong phòng, chống COVID-19 là không có cơ sở. Vì về mặt công tác xây dựng Đảng, thì kiểm tra, giám sát là chức năng lãnh đạo của Đảng; thông qua chức năng lãnh đạo này, Đảng đã làm hết sức chủ động và quyết liệt. Chúng ta không phát hiện, xử những vụ đại án này, sẽ để NGẤM NGẦM, THẤM SÂU; nguồn tiền đó tiếp tục bị thất thoát, cán bộ vi phạm ngày càng nhiều theo cấp số nhân. Chúng ta sẽ mất rất nhiều cán bộ! Quốc hội cũng từng nói, chưa bao giờ mất nhiều cán bộ như thời buổi này. Và nếu chúng ta không xét xử, không nghiêm minh, rõ ràng chúng ta mới thất bại.

Thực sự chúng ta đã làm rất nghiêm minh, rất nghiêm túc. Điều đó chứng tỏ chúng ta đã CHẶN ĐỨNG NHỮNG NGUY CƠ TIỀM ẨN có thể phát sinh trong tương lai, và các nước trên thế giới đều đã làm, rất nghiêm minh với cá nhân có xâm phạm đến lợi ích người dân và đất nước đó. Việc xử lý các vụ đại án liên quan phòng, chống tham nhũng tiêu cực trong xã hội là những hành động hết sức DŨNG CẢM, KIÊN QUYẾT và KIÊN TRÌ, để bảo vệ những giá trị mà Nhân dân đã gây dựng được.

Đứng trên góc độ xử án, thẩm phán Phạm Ngọc Duy, Chánh Văn phòng Tòa án Nhân dân TP.HCM, cho biết: Trong công cuộc phòng, chống tham nhũng, bằng những hoạt động xét xử của tòa án, đã cùng với Đảng và Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Nhân dân. Xét xử là để đem lại công bằng cho người dân, và để thấy được rằng những hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, dù là cấp cao, cũng bị xét xử. Trên cơ sở điều tra, cả một quá trình công lao cũng được xem xét, và tội thì phải trừng trị. Điều này thể hiện tính nghiêm minh và tính nhân đạo của Nhà nước. Qua đó, người dân cũng cần tạo cho mình một sức đề kháng để tự thanh lọc những thông tin để nhìn nhận đúng đắn về công cuộc phòng, chống dịch của Đảng và Nhà nước, không tiếp tay cho các thế lực thù địch tuyên truyền thông tin sai lệch.

Một vấn đề đáng chú ý trong cuộc chiến chống dịch COVID-19 trên thế giới là, không riêng gì Việt Nam, mà nhiều quốc gia khác cũng điều tra, xét xử, mạnh tay trừng phạt các cá nhân, tổ chức trục lợi từ dịch bệnh. Đại dịch như cơn cuồng phong càn quét qua, để lại bao mất mát và đau thương. Không một quốc gia, dân tộc nào có thể dung thứ hành vi nhẫn tâm quay lưng lại đồng bào của mình!

Điển hình như vụ việc giới chức Mỹ cuối tháng 8/2023 cho biết, đang quyết liệt điều tra và khởi tố hơn 3.000 bị cáo liên quan đến vụ biển thủ có quy mô lớn nhất từ trước đến nay, lên tới hàng tỷ đô-la Mỹ. Đây là kết quả của chiến dịch mới nhất trên toàn nước Mỹ liên quan đến gian lận trong đại dịch COVID-19. Các chuyên gia cho biết, chính phủ Mỹ, trong bối cảnh đại dịch, đã nhanh chóng tìm cách chi hàng ngàn tỷ đô-la Mỹ để cứu trợ kịp thời cho người dân, do đó, công tác kiểm tra, giám sát không đầy đủ trong giai đoạn đầu của đại dịch.

Các đối tượng xấu đã bòn rút hàng chục tỷ đô-la Mỹ của Chính phủ, nhiều nhất là từ các chương trình bảo vệ tiền lương, hỗ trợ người thất nghiệp, hay viện trợ thực phẩm cho người dân và trẻ em nghèo. Những kẻ lừa đảo thậm chí sử dụng hàng trăm ngàn số an sinh xã hội của những người đã chết hoặc những tù nhân không đủ điều kiện để nhận tiền hỗ trợ. Hiện hàng ngàn cuộc điều tra vẫn đang được tiếp tục.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Mỹ, ông Merrick Garland, khẳng định đây là một thông điệp rõ ràng. Tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng do COVID-19 gây ra có thể đã kết thúc, nhưng công việc của Bộ Tư pháp nhằm xác định và truy tố những kẻ ăn cắp quỹ cứu trợ còn lâu mới chấm dứt!

Còn tại Trung Quốc, theo thống kê, trong 03 năm COVID-19, Trung Quốc đã chi hơn 110 tỷ nhân dân tệ, tức hơn 15 tỷ đô-la Mỹ cho các cơ sở y tế cả nước. Do ưu tiên cho công tác chống dịch nên đến giờ, khi mục tiêu chống dịch đã đạt được, các cơ quan chức năng địa phương mới tiến hành rà soát các báo cáo kiểm toán.

Nước này đã phát động một chiến dịch chống tham nhũng sâu rộng nhắm vào các bệnh viện, ngành dược phẩm và các quỹ bảo hiểm. Hơn 180 lãnh đạo bệnh viện, cơ sở y tế tại hầu hết các tỉnh thành đã bị điều tra trong năm 2023, liên quan đến tham nhũng trong giai đoạn chống dịch, trong đó nhiều người đã bị công khai danh tính. Con số này cao hơn gấp đôi so với năm ngoái. Nhiều lãnh đạo các công ty dược cũng bị đưa vào diện điều tra tham nhũng, hối lộ.

Ông Yanzhong Huang, Thành viên cao cấp về Sức khỏe toàn cầu, Hội đồng Quan hệ đối ngoại ở New York, Mỹ, cho biết: “Các cuộc điều tra diễn ra ở thời điểm mà kinh tế Trung Quốc đang vật lộn với những thách thức kinh tế ngày càng tăng, doanh thu tài chính sụt giảm. Nhiều địa phương không còn có khả năng đầu tư thêm vào lĩnh vực y tế. Và nếu vậy, sự bất mãn của người dân sẽ tiếp tục gia tăng. Do đó, các nỗ lực chống tham nhũng còn có thể là một cách để giải quyết các vấn đề về khả năng chi trả.” Dự kiến, chiến dịch chống tham nhũng ngành y tế của Trung Quốc sẽ triển khai đến giữa năm 2024.

Báo chí nước ngoài từng đưa dự báo rất kém lạc quan cho Việt Nam, rằng Việt Nam phải mất hơn 10 năm mới có thể tiêm được vaccine COVID-19 cho 75% dân số (căn cứ vào tình hình dịch bệnh và khó khăn của nước ta trong việc tiếp cận vaccine trong năm 2021).

Nhưng, trong gian khó, Đảng và Chính phủ, cùng toàn hệ thống chính trị đã vận dụng mọi giải pháp có thể, trong đó ấn tượng và thành công nhất là “ngoại giao vaccine”, trân trọng mọi sự giúp đỡ của bạn bè quốc tế để có vaccine cho người dân cả nước. Với phương châm “đặt tính mạng và sức khỏe của người dân lên trên hết, trước hết”, Chính phủ ta đã quyết tâm cao độ, nỗ lực tối đa để tìm nguồn cung vaccine phòng Covid-19 về thực hiện chiến dịch thần tốc tiêm phủ vaccine nhanh nhất có thể: Chỉ mất 1,5 năm!

Đến nay, nước ta đã tiêm hơn 266,5 triệu liều vaccine. Số liều vaccine Covid-19 đã tiêm tại Việt Nam cao hơn 1,6 lần so với trung bình của thế giới; tỷ lệ tiêm liều cơ bản cao hơn 1,4 lần so với trung bình của thế giới và tỷ lệ tiêm mũi nhắc lại cao hơn 2 lần so với trung bình thế giới… giúp chúng ta sớm đạt mức độ miễn dịch cộng đồng, nhân tố hết sức quan trọng để đẩy lùi đại dịch, đưa mọi mặt của đời sống trở lại bình thường.

Chúng ta không biện hộ cho bất kỳ sai phạm nào trong quá trình chống dịch. Việc xét xử những vụ án đặc biệt nghiêm trọng càng cho thấy tinh thần thượng tôn pháp luật, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết! Ngay sau dịch, nước ta nỗ lực bước vào giai đoạn phục hồi, đưa mọi mặt cuộc sống kinh tế - xã hội trở lại bình thường, đó là minh chứng hùng hồn bác bỏ, đập tan mọi luận điệu phủ nhận những nỗ lực to lớn của Đảng, Nhà nước ta trong phòng chống một trong những đại dịch gây tổn thất nặng nề nhất trong lịch sử nhân loại.
Trưởng Văn phòng Đại diện Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) tại Việt Nam François Phainchaud nhận định, kinh tế Việt Nam phục hồi rất tốt sau đại dịch. Theo vị đứng đầu cơ quan đại diện của IMF, các chính sách liên quan phòng chống đại dịch Covid-19 đã giúp Việt Nam duy trì tỷ lệ tử vong thấp và ổn định kinh tế trong ngành ngân hàng và tài chính. “Đây là công việc khó khăn nhưng Việt Nam đã làm rất tốt!”. Việt Nam được cộng đồng quốc tế xem như là một điểm sáng, hình mẫu trong phòng, chống đại dịch Covid-19 ở khu vực và thế giới.

 

Ý kiến của bạn:
Bài liên quan
(HTV) - Trong dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi vừa được Bộ Tài chính trình lên Quốc hội, một trong những điểm mới là đề xuất bổ sung hoạt động báo chí vào diện ưu đãi thuế.
(HTV) - Trong phiên làm việc chiều nay tại hội trường, Quốc hội đã nhất trí thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược. Luật sẽ có hiệu lực chính thức từ ngày 01/7/2025, tuy nhiên một số quy định sẽ có hiệu lực từ ngày 01/01/2025.
(HTV) - Một trong những nội dung chú ý của Dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) trình Quốc hội tại kỳ họp này là đề xuất tăng biên chế công đoàn để đảm bảo tốt hơn công tác chăm lo, bảo vệ đoàn viên người lao động.
(HTV) - Với những sản phẩm đột phá và chính sách dịch vụ chưa từng có, HONOR đã mang đến trải nghiệm công nghệ đầy cảm hứng tại Thu Duc Innovation Fest 2024, khẳng định vị thế thương hiệu dẫn đầu trong lòng người tiêu dùng Việt.
Hoàng gia Anh đã "tiết lộ" nơi ở của họ - Lâu đài Windsor được trang trí như thế nào trong kỳ Giáng sinh 2024, bao gồm một cây thông linh sam khổng lồ cao hơn 6 mét.
(HTV) - Đây chỉ là một quả chuối được dán băng keo lên tường, nhưng tại nhà bán đấu giá Sotheby's ở New York, quả chuối này vừa được bán với giá hơn 5 triệu đôla Mỹ.
(HTV) - Ông Erjan Guxha từ Albania đã lập trang trại cứu rùa ở ngoại ô Tiagra, hợp tác cùng blogger Mỹ - David Hoffman, biến nơi đây thành trung tâm cứu hộ trước tình trạng rùa bị xe cán chết đang ngày càng gia tăng.