Mạng xã hội: Mê hoặc và Cạm bẫy - "Phủ xanh" điều tích cực

VĂN KHÁNH - THANH TÂM - DIỆU BÌNH - THẢO TRANG - MINH NGỌC - KIỀU MINH - TẤN KHOA - HOÀI VY // TRUNG TÂM TIN TỨC HTV 29/3/2024, 13:00

(HTV) - Việc quản lý hiệu quả không gian mạng và mạng xã hội nhằm hạn chế tối đa mặt trái, phát huy mặt tích cực, đang là một trong những mối quan tâm hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta.

Hiện nay, Việt Nam đang thuộc nhóm các quốc gia có tỷ lệ người dân sử dụng mạng xã hội cao trên thế giới và xu hướng đọc tin trên mạng xã hội ngày càng tăng. Việc các thế lực thù địch, các phần tử cơ hội, chống đối chính trị đã và đang triệt để lợi dụng Internet, mạng xã hội để thực hiện các hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước, đặt công tác quản lý thông tin trên mạng, định hướng dư luận ở nước ta đứng trước rất nhiều khó khăn, thách thức.

  • Tính đến đầu năm 2024, có 78,44 triệu người sử dụng Internet tại Việt Nam, khi tỉ lệ tiếp cận Internet đạt 79,1%. 
  • Việt Nam có 72,70 triệu người sử dụng mạng xã hội vào tháng 1 năm 2024, tương đương với 73,3% tổng dân số. 
  • Tổng cộng có 168,5 triệu kết nối di động tại Việt Nam đầu năm 2024, con số này tương đương với 169,8% tổng dân số.

Nguồn: DataReporta

Nhu cầu thiết lập trang thông tin điện tử cá nhân trên Internet và sử dụng mạng xã hội đã trở thành một phần quan trọng trong cuộc sống. Nhưng, Internet và mạng xã hội giờ đây có thể bị lợi dụng để biến thành vũ khí chính trị, khi các đối tượng xấu "đánh" vào tâm lý tò mò, hiếu kỳ của người dùng; và cũng có thể khơi dậy ham muốn cá nhân nhằm chia sẻ, "khoe" rằng mình có thông tin hay, độc đáo!

Ngày 07/10/2022, Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành Quy định số 85 về việc cán bộ, Đảng viên thiết lập và sử dụng trang thông tin điện tử cá nhân trên Internet và mạng xã hội. Ngày 20/3/2023, Ban Tuyên giáo Trung ương ban hành Hướng dẫn số 99 hướng dẫn cụ thể hóa thực hiện Quy định số 85.

Đây là (những) quy định mới, được ban hành với mục tiêu nâng cao hơn nữa trách nhiệm, nghĩa vụ của mỗi cán bộ, Đảng viên, phát huy cao độ tính tiên phong, gương mẫu trong việc thiết lập và sử dụng các trang thông tin điện tử cá nhân trên môi trường mạng, góp phần bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng.

Trong Quy định số 85 của Ban Bí thư và theo Hướng dẫn số 99 của Ban Tuyên giáo Trung ương có nêu nhiều nội dung rất cụ thể, mà các cấp ủy, tổ chức Đảng cần triển khai thực hiện, về trách nhiệm của cán bộ, Đảng viên và những hành vi mà cán bộ, Đảng viên cần tránh.

Trước nhất, cán bộ, Đảng viên cần nắm vững Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội được Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành tại Quyết định số 874 ngày 17/6/2021, trong đó có 04 quy tắc ứng xử chung, áp dụng cho tất cả nhóm đối tượng sử dụng mạng xã hội:

Cán bộ, Đảng viên có trách nhiệm chủ động sử dụng trang thông tin điện tử cá nhân, tài khoản mạng xã hội của mình để tuyên truyền lan tỏa thông tin chính thống, tích cực trên Internet, mạng xã hội. Tùy theo năng lực, trình độ, vị trí công tác, mỗi cán bộ, Đảng viên chủ động, tích cực tham gia đấu tranh phản bác thông tin xấu độc, quan điểm sai trái, thù địch. Đồng thời, quan tâm bảo đảm an toàn thông tin trên không gian mạng, tuyệt đối không để các thế lực thù địch, cơ hội chính trị lợi dụng xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà nước, Nhân dân, chế độ.

Về hình thức, thông tin tích cực thường được đăng, phát trên các phương tiện truyền thông đại chúng của các cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình của Việt Nam, hoặc trên các trang thông tin điện tử, trang mạng xã hội chính thức của cơ quan Đảng, Nhà nước theo quy định pháp luật về báo chí và sở hữu trí tuệ. 

Về nội dung, thông tin tích cực thường phản ánh một số nội dung sau:

Trong Quy định 85 và Hướng dẫn 99 cũng có ghi rõ: Cán bộ, Đảng viên có trách nhiệm chủ động sử dụng trang thông tin điện tử cá nhân, tài khoản mạng xã hội của mình để tuyên truyền lan tỏa thông tin chính thống, tích cực trên Internet, mạng xã hội. Trong đó có một số phương thức cơ bản như sau:

Bên cạnh việc đấu tranh phản bác các thông tin xấu độc, thì việc lan tỏa thông tin tích cực cũng đóng vai trò rất quan trọng. Ngày 20/6/2020, Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM ban hành Đề án 05 về tuyên truyền, lan tỏa thông tin tích cực, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên mạng Internet, mạng xã hội trên địa bàn.

Theo đó, Đề án 05 đặt ra yêu cầu, nhiệm vụ quan trọng cho các cơ quan báo chí, đưa ra mục tiêu tận dụng có hiệu quả Internet, mạng xã hội trong công tác tuyên truyền, lan tỏa thông tin tích cực, gương người tốt, việc tốt; trang bị nhận thức sâu sắc về nguy cơ, nhận diện đúng những biểu hiện và thực hiện các giải pháp phù hợp để đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi hiệu quả tình trạng thông tin xấu, độc, sai sự thật trên Internet, mạng xã hội; xây dựng và củng cố niềm tin trong Nhân dân TP.HCM vào sự lãnh đạo của Đảng, giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.

Ngoài nguồn tin từ các trang web, tài khoản mạng xã hội chính thống của các cơ quan, đoàn thể, thì nguồn tin quan trọng còn lại chính là báo chí, gồm các website, tài khoản mạng xã hội của các tờ báo. Nếu mỗi tờ báo làm tốt trách nhiệm của mình thì thông tin tốt đẹp, tích cực lan tỏa rộng khắp, chắc chắn đẩy lùi những thông tin độc hại.

Đảng ủy, Ban Tổng Giám đốc và ban phụ trách các đơn vị nội dung của Đài Truyền hình TP.HCM xác định việc tuyên truyền về Nghị quyết số 35-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Bộ Chính trị về tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới và Đề án 05-ĐA/TU ngày 19/6/2020 của Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM về tuyên truyền, lan tỏa thông tin tích cực, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên mạng Internet, mạng xã hội trên địa bàn Thành phố là nhiệm vụ trọng tâm và thường xuyên. Từ đó, triển khai, lồng ghép những nội dung này trong các chương trình, chuyên đề, chuyên mục, đặc biệt là tại Trung tâm Tin tức.


Tháng 02/2023, Trung tâm Tin tức HTV xây dựng một chuyên mục về nội dung này với tên gọi “Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng”, phát sóng thường xuyên trong chương trình Thời sự 20 giờ HTV9.

Để tiếp tục phát huy vai trò xung kích của báo chí, Hội Nhà báo Việt Nam đã thường xuyên tổ chức các hội nghị tại nhiều địa phương trao đổi về công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Thông qua đó, các cơ quan báo chí trên cả nước đã không ngừng đẩy mạnh tuyên truyền, tiên phong đấu tranh công khai trên mặt trận này. Đặc biệt, nhiều cơ quan báo chí địa phương với thế mạnh bám sát địa bàn đã chủ động triển khai cách làm riêng, cho ra đời nhiều chuyên trang, chuyên mục cập nhật sát sườn với diễn biến thực tế, làm sáng tỏ luận điệu sai trái của các thế lực thù địch.

Hội Nhà báo Việt Nam đã xây dựng và ban hành Quy tắc sử dụng mạng xã hội của người làm báo Việt Nam. Thông qua đó, hàng trăm trường hợp hội viên hội nhà báo chưa có phát ngôn chuẩn xác trên mạng xã hội, hoặc không thực hiện đúng quy trình tác nghiệp đã được nhắc nhở theo tinh thần lấy "xây" để "chống".

Trên cơ sở các quy định của Luật Báo chí năm 2016 và 10 điều Quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam, Hội Nhà báo Việt Nam ban hành Quy tắc sử dụng mạng xã hội của người làm báo Việt Nam.


Quy tắc sử dụng mạng xã hội của người làm báo Việt Nam bao gồm 03 Chương và 07 Điều đã được Hội Nhà báo Việt Nam chính thức công bố và có hiệu lực bắt đầu từ ngày 01/01/2019. Đây là cơ sở quan trọng để xử lý vi phạm đạo đức nghề nghiệp ở các cấp, xử lý những hành vi vi phạm đạo đức của người làm báo khi tham gia mạng xã hội, góp phần quan trọng trong công tác giữ gìn và bảo vệ đạo đức nghề nghiệp và uy tín của người làm báo Việt Nam.


Điều 3: Những việc/điều người làm báo Việt Nam cần làm khi tham gia mạng xã hội


1. Sử dụng tài khoản mạng xã hội của cá nhân mình để tương tác, chia sẻ, đăng tải, cung cấp, định hướng thông tin có ích cho xã hội và đất nước.


2. Đăng tải bình luận, ý kiến nhận xét đúng mực, có văn hóa, có trách nhiệm về những vấn đề mà dư luận xã hội quan tâm.


3. Thông báo cho cơ quan có thẩm quyền những thông tin sai sự thật bị phát tán trên mạng xã hội có ảnh hưởng xấu, gây tổn hại đến lợi ích của cộng đồng, đất nước, uy tín của tổ chức, cá nhân.


4. Phát hiện, khai thác có kiểm chứng, có chọn lọc thông tin về những vấn đề mới của xã hội để phục vụ tác nghiệp báo chí.


Điều 4: Những việc/điều người làm báo Việt Nam không được làm khi tham gia mạng xã hội


1. Vi phạm các quy định về quản lý, cung cấp, sử dụng thông tin trên mạng; các quy định về bảo mật dữ liệu, tài liệu; quy định về bảo vệ bí mật thông tin riêng, thông tin cá nhân của công dân và các quy định khác của pháp luật.


2. Đăng tải, gỡ bài viết, hình ảnh, âm thanh trên mạng xã hội vì mục đích tống tiền hoặc các mục đích không trong sáng khác.


3. Đăng tải các tin, bài, hình ảnh, âm thanh trên mạng xã hội, đưa ra các bình luận, chia sẻ quan điểm cá nhân hoặc trích đăng lại các bài phát biểu, ý kiến trái với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; trái với nội dung, quan điểm của tác phẩm báo chí mà bản thân người làm báo đó đã viết và đăng tải, trái với quan điểm của cơ quan báo chí nơi mình công tác.


4. Bình luận, nhận xét, chia sẻ các thông tin có mục đích kích động, lôi kéo người khác phản ứng tiêu cực về các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại… có yếu tố phức tạp, nhạy cảm đang cần tạo cách nhìn, thái độ tích cực mang tính xây dựng của cộng đồng và sự đồng thuận xã hội.


5. Sao chép, chia sẻ, phát tán tin, bài, tác phẩm, âm thanh, hình ảnh có được bằng những cách thức không hợp pháp, vi phạm bản quyền.


6. Thông tin vụ việc chưa được kiểm chứng, gây hoang mang trong nhân dân, gây thiệt hại cho các hoạt động kinh tế - xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan Nhà nước hoặc người thi hành công vụ; gây tổn hại về thể chất, danh dự, nhân phẩm của công dân; tuyên truyền, kích động bạo lực, cổ súy lối sống đồi trụy, hủ tục mê tín dị đoan, các hành vi tiêu cực, phân biệt đối xử về giới, vùng miền, dân tộc, chủng tộc.


7. Miêu tả thô thiển, phản cảm những hành động dâm ô, tội ác, thông tin không phù hợp với thuần phong mỹ tục, truyền thống văn hóa của dân tộc và đạo đức xã hội.


8. Sử dụng logo, hình ảnh, thông tin dữ liệu của tổ chức Hội Nhà báo Việt Nam; sử dụng danh nghĩa Hội Nhà báo Việt Nam khi tham gia các diễn đàn, trang mạng xã hội khi chưa được phép.


Trên cơ sở Quy tắc, căn cứ đặc thù, các cơ quan báo chí xây dựng quy tắc riêng để điều chỉnh hành vi người làm báo thuộc cơ quan mình khi sử dụng mạng xã hội (bao gồm cả những người chưa được cấp thẻ nhà báo; chưa phải là Hội viên Hội Nhà báo Việt Nam).

Không chỉ đấu tranh bên ngoài, lực lượng báo chí thời gian qua cũng không ngừng rà soát nội bộ, nêu cao trách nhiệm xã hội của người làm báo, đặc biệt là trong việc sử dụng mạng xã hội. Bởi thời gian qua, có hiện tượng một số nhà báo sử dụng công cụ này không phù hợp, trong đó có tình trạng “nhà báo hai mặt”.

Đã có không ít “nhà báo hai mặt” bị xử lý kỷ luật, thậm chí có trường hợp vướng vào vòng lao lý do vi phạm pháp luật, nói và viết trên mạng xã hội trái với quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật Nhà nước, tiếp tay cho các thế lực thù địch, phản động chống phá Đảng Nhà nước ta.


Điển hình là đối tượng Phạm Thị Đoan Trang. Sinh ra trong một gia đình cơ bản, được học hành tử tế và từng là nhà báo làm việc ở một số cơ quan báo chí, truyền thông nhưng thay vì rèn luyện, phấn đấu để trở thành nhà báo hết lòng cống hiến cho sự nghiệp báo chí nước nhà, Phạm Thị Đoan Trang đã có những lời nói và hành động đi ngược lại quan điểm, đường lối chủ trương của Đảng, chính sách và luật pháp Nhà nước. Ngày 06/10/2020, Phạm Thị Đoan Trang bị bắt về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” quy định tại Ðiều 88 Bộ luật Hình sự năm 1999 và tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” quy định tại Ðiều 117 Bộ luật Hình sự năm 2015.


Ngày 17/12/2020, Cơ quan An ninh đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Trương Châu Hữu Danh về hành vi “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” quy định tại Điều 331 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017. Trước khi bị bắt, Trương Châu Hữu Danh là phóng viên của một số tờ báo có tiếng.


Nguồn: Tạp chí Tuyên giáo

https://tuyengiao.vn/tinh-tao-truoc-chieu-tro-loi-dung-nha-bao-hai-mat-138673


ĐỀ CAO GIÁ TRỊ CỦA “BÁO CHÍ KIẾN TẠO”


Nhìn theo khía cạnh lan tỏa thông tin tích cực, chúng ta đang đi theo tiệm cận với định hướng “báo chí kiến tạo” mà các quốc gia trên thế giới ủng hộ.


Trên thế giới, "báo chí kiến tạo" (báo chí giải pháp, báo chí xây dựng, báo chí truyền cảm hứng…) có thể được coi là một phản ứng đối với tình trạng lá cải, giật gân và thiên kiến tiêu cực ngày càng gia tăng của các phương tiện truyền thông ngày nay.


Đó là cách tiếp cận nhằm mục đích cung cấp cho công chúng một bức tranh công bằng, chính xác và có bối cảnh thực tiễn, mà không quá nhấn mạnh vào tiêu cực và những gì đang xảy ra.


Theo TS. Vũ Thanh Vân, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, báo chí kiến tạo là trường phái báo chí nhấn mạnh trách nhiệm và vai trò tích cực của báo chí trong việc xây dựng xã hội lành mạnh.


Khi càng ngày nhiều vấn đề chính trị, kinh tế và xã hội phức tạp nảy sinh, vai trò tích cực của báo chí càng được coi trọng. Nếu báo chí tô đậm những vấn đề tiêu cực với mục đích cung cấp thông tin giật gân, câu khách thì càng làm cho xã hội trở nên rối ren, phức tạp hơn. Báo chí có quyền và trách nhiệm đấu tranh với tiêu cực nhưng cần trả lời một cách nghiêm túc các câu hỏi: Báo chí đấu tranh vì mục tiêu tối hậu nào? Đấu tranh vì lợi ích của ai? Đấu tranh như thế nào? Việc trả lời các câu hỏi này sẽ quyết định tính chất kiến tạo, tích cực của báo chí.


Nguồn: Tạp chí Thông tin và Truyền thông

https://ictvietnam.vn/bao-chi-kien-tao-de-tro-lai-gia-tri-cot-loi-54596.html


Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã khẳng định:

Điều này cho thấy: Bên cạnh lợi ích to lớn, thì không gian mạng cũng đem đến những thách thức không hề nhỏ. Một điều chắc chắn là mạng xã hội xuất hiện đã làm cho việc tiếp cận thông tin không còn đơn điệu như trước. Thay vào đó, tất cả mọi người sử dụng mạng xã hội đều có thể tham gia tương tác, cung cấp, chia sẻ thông tin, tạo ra môi trường thông tin đa chiều với nhiều nội dung khác nhau.

Chính vì thế, cần tăng cường lan tỏa thông tin tích cực lên không gian mạng, chuyển hướng sự tập trung chú ý của dư luận tại cùng thời điểm vào những thông tin tích cực; phân hóa và cô lập những nhóm thông tin tiêu cực, đây chính là "lấy xây để chống", "lấy cái đẹp dẹp cái xấu", tạo môi trường phát triển nội dung thông tin tốt nhằm bao trùm và lấn át nội dung thông tin tiêu cực trên không gian mạng.

 

(HTV) - Đối với cán bộ, Đảng viên, mỗi bài đăng trên mạng phản ánh nhận thức chính trị, cho thấy Đảng viên đó có thực sự hiểu rõ về trách nhiệm của mình khi sử dụng mạng xã hội hay không.
(HTV) - Khi tham gia mạng xã hội, chỉ vì một phút hoài nghi, dao động, cán bộ, Đảng viên có thể bình luận, chia sẻ, đăng tải thông tin sai sự thật, làm ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, Nhà nước, cá nhân, tổ chức…
Ý kiến của bạn:
Bài liên quan
(HTV) - Tích hợp nội dung đào tạo các chứng chỉ nghề nghiệp vào chương trình giảng dạy sẽ giúp cho sinh viên trường Cao đẳng Kinh tế Đối ngoại vững vàng khi bước vào thị trường lao động.
Từ 15 giờ ngày 04/7, giá mặt hàng xăng E5 RON92 tiếp tục tăng 447 đồng/lít; xăng RON95-III tăng 542 đồng/lít; dầu diesel tăng 487 đồng/lít; dầu hỏa tăng 602 đồng/lít và dầu mazut tăng 88 đồng/kg.
(HTV) - Trong bối cảnh sức mua giảm và giá cả tăng, TP.HCM đang triển khai nhiều giải pháp nhằm bình ổn thị trường và hỗ trợ người tiêu dùng.
(HTV) - Vốn là thợ lặn giàu kinh nghiệm, Pyotr Dotsenko đã mang kỹ thuật "alla prima" xuống đại dương để vẽ tranh dưới nước. Kỹ thuật này cho phép anh Dotsenko vẽ các lớp sơn ướt chồng lên nhau dưới nước và hoàn thiện tác phẩm trong thời gian ngắn.
(HTV) - Chương trình Chợ phiên OCOP "Hương vị An Giang" là cơ hội để các doanh nghiệp, nhà bán hàng, cơ sở sản xuất địa phương chia sẻ và nâng cao kỹ năng trong việc xúc tiến thương mại điện tử, góp phần thúc đẩy phát triển bền vững của các sản phẩm OCOP.
(HTV) - Zalopay chính thức công bố định hướng mới với việc mở rộng hệ sinh thái thanh toán và thêm nhiều tính năng đột phá, đồng thời công bố bộ nhận diện thương hiệu mới.
(HTV) - Ngày Hội Công Nghệ - Đấu Trường Robot không chỉ là sân chơi hè cho các em thiếu nhi, mà còn là dịp để các em trau dồi, học hỏi từ những chuyên gia công nghệ với nhiều hoạt động triển lãm, thuyết trình.