Từ ngày 27/5 đến tối 29/5, thành phố đã ghi nhận tổng cộng 90 ca nhiễm. Trong đó, chuỗi lây nhiễm liên quan đến Hội Thánh truyền giáo Phục Hưng là chuỗi lớn nhất với 85 ca bệnh, các ca mắc liên quan đến Bệnh viện Hoàn Mỹ là 5 ca nhiễm.
Lãnh đạo các địa phương tham dự Hội nghị trực tuyến toàn quốc sáng 29/5 đều ủng hộ mạnh mẽ các giải pháp, chỉ đạo của Trung ương, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia, đồng thời phân tích và rút ra các bài học kinh nghiệm quý báu.
Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc đề nghị Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan chức năng đẩy nhanh thực hiện các nhiệm vụ được giao.
Sở Y tế cho biết, với 57 ca nhiễm và 1 ca nghi nhiễm liên quan Hội Thánh truyền giáo Phục Hưng, thành phố đã truy vết tiếp xúc gần là 708 người, có 639 mẫu âm tính, 69 chờ kết quả. Số F2 là 11.644 người, trong đó có 5.658 mẫu âm tính, 5.986 chờ kết quả.
Bắc Ninh và Bắc Giang đang đẩy nhanh tiến độ xét nghiệm sàng lọc diện rộng. Bộ Y tế đang bàn phương án: Những trường hợp tiếp xúc gần, có nguy cơ cao sẽ đi cách ly tập trung; những đối tượng còn lại, hai tỉnh sẽ tiến hành thí điểm cách ly tại nơi cư trú.
Toàn bộ cư dân phường 15, quận Gò Vấp gồm khoảng 50.000 người đã được lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 xuyên đêm. Có 8 điểm lấy mẫu, mỗi điểm phục vụ 5.000-6.000 người, chia thành các khung giờ khác nhau để đảm bảo giãn cách an toàn.
Trước tình hình dịch bệnh phức tạp, các khu công nghiệp đã chủ động đề ra các phương án đơn giản nhưng lại mang hiệu quả phòng ngừa dịch cao, vừa bảo vệ sự khỏe công nhân và xã hội, vừa giúp cho hoạt động kinh tế của các doanh nghiệp không bị đình trệ.
Trong vòng 10 ngày, TP.HCM có đến 4 chuỗi lây nhiễm cộng đồng, hiện trên địa bàn thành phố có tổng 44 điểm đang được cách ly, đồng thời lấy mẫu xét nghiệm cấp tốc để kiểm soát dịch bệnh.
Sau khi phát hiện một người đầu bếp nghi nhiễm COVID-19 thuộc một khách sạn 5 sao, khu vực này liền bị phong tỏa. Bên cạnh đó, các khách sạn khác đã lên kế hoạch sẵn sàng ứng phó với các tình huống có thể xảy ra nhằm đảm bảo an toàn phòng chống dịch.
Bất chấp dịch COVID-19, thị trường bất động sản, nhất là đất nền đang lên cơn sốt tại nhiều nơi, tăng từ 20 đến 50% ở một số điểm. Nhiều đề xuất, kiến nghị như tăng thuế, đánh thuế cao người mua bán, sở hữu nhiều bất động sản để “điều trị” cơn sốt này.