Cải lương Tuồng cổ: cần được quan tâm để phát triển đúng hướng

MINH PHƯƠNG - VĨNH TIẾN - TRÚC QUỲNH // TRUNG TÂM TIN TỨC HTV 22/9/2024, 13:25

(HTV) - Các thế hệ nghệ sĩ tiền bối cùng lớp thế hệ kế thừa đã không ngừng sáng tạo, làm cho nghệ thuật Cải lương phát triển đa dạng, phong phú theo thời gian, trong đó có nghệ thuật Cải lương Tuồng cổ.

Cải lương Tuồng cổ được nuôi dưỡng và lớn mạnh qua nhiều thế hệ nghệ sĩ

Sân khấu cải lương tuồng cổ Sài Gòn - TP.HCM có hai gia tộc tiêu biểu: đại gia đình Vĩnh Xuân Bầu Thắng và Minh Tơ Huỳnh Long. Trong giai đoạn hưng thịnh của dòng nghệ thuật này, các chi tộc gia đình phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng.

Những năm 1980, cố NSND Thanh Tòng đã thực hiện nghiên cứu khoa học mang chủ đề "Từ hát bội đến Cải lương Tuồng cổ" đã vận dụng trình thức vũ đạo của hát bội, với sáng tác âm nhạc mang tiết tấu, giai điệu ngũ cung của Việt Nam, tạo nên diện mạo riêng cho cải lương tuồng cổ Việt. Là hậu duệ thứ 5 của gia tộc cải lương Minh Tơ, NSND Quế Trân luôn trăn trở khi thực tế sàn diễn của loại hình nghệ thuật này ngày càng khan hiếm về kịch bản, chất liệu đề tài sử Việt. 

Lo lắng Cải lương tuồng cổ "khát" kịch bản sử Việt

Cải lương tuồng cổ: Vắng bóng kịch bản sử Việt 

Sân khấu cải lương khoảng vài năm trở lại đây đã cho thấy những nỗ lực, chuyển biến tích cực từ các đơn vị nghệ thuật công lập như Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang đến các sân khấu ngoài công lập.

Nhiều nghệ sĩ trăn trở trước bài toán bảo tồn và phát triển Cải lương Tuồng cổ

Thế nhưng làm sao để Cải lương Tuồng cổ hiện nay được kế thừa và phát huy những thành tựu rực rỡ trong dòng chảy của nghệ thuật sân khấu Cải lương chính là trăn trở của nhiều nghệ sĩ.

Hành trình kế thừa và phát huy Cải lương tuồng cổ

Nghệ sĩ Nhân dân Nguyễn Thị Thanh Thúy - Phó Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao nhận định: Bên cạnh kịch bản, âm nhạc, dàn dựng, hóa trang, trang phục và nhiều yếu tố khác đều đóng vai trò quan trọng trong thành công của một tác phẩm nghệ thuật. Để tạo ra những sản phẩm chất lượng, các đơn vị nghệ thuật cần có sự đồng bộ cao và một định hướng rõ ràng.

Bên cạnh khuyến khích công tác giáo dục, truyền nghề để tìm kiếm và nuôi dưỡng thế hệ kế thừa, những người trong cuộc cho rằng đã đến lúc cần có sự đầu tư, hỗ trợ mạnh mẽ của nhà nước để cải lương tuồng cổ được lan tỏa, phát triển đúng hướng và góp phần làm đậm đà bản sắc văn hóa của dân tộc.

>>> Xin mời quý vị đón xem Thời sự HTV lúc 20 giờ và Chương trình Thế giới 24G lúc 20 giờ 30 phút mỗi ngày trên kênh HTV9

 

 

Ý kiến của bạn: