Kỹ sư Võ Thị Ngọc: Bàn tay vàng của làng gạo màu Việt Nam

ĐỨC PHONG // TRUNG TÂM TIN TỨC HTV 22/10/2024, 10:13

(HTV) - Với tâm huyết và tài năng, kỹ sư Võ Thị Ngọc đã trở thành tấm gương sáng cho biết bao thế hệ, không chỉ trong lĩnh vực nông nghiệp mà còn trong rất nhiều lĩnh vực khác.

Xuất thân từ một gia đình có truyền thống về nông nghiệp ở Cần Thơ, từ nhỏ Chị Ngọc đã sớm theo cha ra đồng làm ruộng sau giờ học ở trường. Cùng với những đam mê về cây lúa nước, chị hiểu rõ cuộc sống vất vả của người nông dân. Thời ấy thập niên 90 việc học hành vô cùng khó khăn và thiếu thốn, hàng ngày chị phải lội bộ 24 km đường từ nhà đến trường, ước mơ của chị mong muốn sao cho người dân quê mình được phát triển hơn, để đời sống của người trồng lúa được nâng cao, đó chính là động lực nung nấu trong lòng của người con gái miền Tây thời ấy. Chị biết, khi chị chọn hướng đi là nghiên cứu khoa học về các giống lúa, đây là một chặng đường dài đầy gian khổ nhưng chị vẫn kiên cường, giờ đây với cái tuổi 52 chị mới thành công lai tạo được nhiều giống mới.

Kỹ sư Võ Thị Ngọc: Bàn tay vàng của làng gạo màu Việt Nam

Trong những năm tháng học tập tại Đại học Cần Thơ, chị đã được thầy Võ Tòng Xuân - người được mệnh danh là “Phù thủy cây lúa”, truyền cảm hứng và hướng dẫn. Từ đó, tình yêu với cây lúa, với đất đai càng được khắc sâu trong lòng chị. Chị luôn nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, không ngừng tìm kiếm tri thức và sáng tạo trong nghiên cứu để mang lại giá trị cho ngành nông nghiệp Việt Nam.

Năm 2019, kỹ sư Võ Thị Ngọc đã cho ra đời giống lúa MS2019 trắng sữa, hợp tác cùng hợp tác xã Nông nghiệp Làng hữu cơ Hiếu Thuận tại Vĩnh Long. Đây là thành quả từ nhiều năm nghiên cứu và thử nghiệm, không chỉ mang lại năng suất cao mà còn giúp người nông dân giảm thiểu rủi ro từ điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Không dừng lại ở đó, giống lúa tím than MS2019 RMTT của chị cũng được đánh giá cao, cả hai giống lúa này đều thích nghi tốt với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng, đem lại năng suất tương đương các giống lúa truyền thống nhưng chất lượng vượt trội đồng thời đã được đăng ký bảo hộ giống mới vào năm 2023.

Năm 2023 chị được Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã tăng bằng khen tập thể và cá nhân. Huân chương vì sự nghiệp nông nghiệp nông thôn Việt Nam.

Tháng 3 năm 2024 chị đã được giải nhà khoa học xuất sắc toàn cầu về bộ giống mới tại Dubai.

Năm 2024 đạt Thương hiệu vàng nông nghiệp Việt Nam.

2 bằng khen cá nhân và tập thể do Tổng hội nông nghiệp Việt Nam 2024.

Với những thành tựu khoa học như trên, chị luôn luôn không ngừng nghiên cứu nâng cao giá trị khoa học của người con miền Tây, tháng 8 năm 2024 chị chính thức đăng ký vào Cục trồng trọt giống lúa mới Vàng Ngọc. Giống lúa có chứa nhiều hàm lượng beta-carotene, mới được chuyển đổi trong cơ thể con người thành một loại vitamin tối cần thiết. Việc tăng cường hàm lượng beta-carotene trong giống lúa đã giúp cải thiện sức khỏe cộng đồng, nơi mà tình trạng thiếu hụt Vitamin A vẫn còn phổ biến. Đây là thành tựu lớn không chỉ về mặt dinh dưỡng mà còn thể hiện sự sáng tạo và đam mê của chị đối với việc cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân toàn thế giới.

Theo lời kêu gọi của Thủ Tướng Phạm Minh Chính trong diễn đàn ASEAN tại Lào năm 2024 về chuyển đổi số xanh, đoàn kết doanh nghiệp để phát huy tinh thần tự chủ, tự cường thì đất nước mới phát triển mạnh về kính tế, chị đã nhanh chóng triển khai 100 ha lúa - tôm hữu cơ tại huyện Hồng Dân, Bạc Liêu, và 100 ha vụ đông xuân 2024 tại Thanh Trì, Sóc Trăng với mô hình khí thái carbon. Đối với những mô hình nuôi trồng mang tính khoa học tiến bộ có tính hữu ích cao, chị sẵn sàng giúp đỡ, hỗ trợ nông dân thực hiện mà không phân biệt vùng miền.

Ngoài việc nghiên cứu, nữ kỹ sư còn là một người tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp, chị là thành viên sáng lập Tập đoàn Quantum Bank để kịp thời hỗ trợ vốn cho bà con nông dân cả nước trong việc ứng dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp, giúp nông dân thực hiện từ chuyển đổi số xanh sang đến sản xuất xanh, nâng cao năng suất và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường. Chị mong muốn mỗi nông dân đều có thể trở thành một thương nhân, không chỉ sản xuất mà còn chủ động trong việc tiếp thị và tiêu thụ sản phẩm của mình.

Bên cạnh đó, kỹ sư Võ Thị Ngọc còn tích cực tham gia các hoạt động từ thiện, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn. Trong cơn bão số 3 vừa qua, chị đã quyên góp 20 tấn gạo cho người dân tỉnh Lào Cai và Yên Bái.

Với tâm huyết và tài năng, kỹ sư Võ Thị Ngọc đã trở thành tấm gương sáng cho biết bao thế hệ, không chỉ trong lĩnh vực nông nghiệp mà còn trong rất nhiều lĩnh vực khác. Chị không chỉ là một nhà khoa học, mà còn là một người truyền cảm hứng cho những ai đang khát khao đổi mới nông nghiệp Việt Nam, và là ánh sáng soi đường cho bao nhiêu thế hệ trẻ dám nghĩ và dám làm.

Nhân dịp 20/10 chúng tôi một lần nữa xin trân trọng trước tấm lòng của người con gái miền Tây, niềm tự hào của người phụ nữ Việt Nam trong thời kì hội nhập. Chị rất xứng đáng là bàn tay vàng của hạt gạo màu Việt Nam, là bông hồng vàng của thể kỉ 21 và nhà khoa học giống xuất sắc toàn cầu.

>>> Xin mời quý vị đón xem Thời sự HTV lúc 20 giờ và Chương trình Thế giới 24G lúc 20 giờ 30 phút mỗi ngày trên kênh HTV9

 

Ý kiến của bạn:
Bài liên quan
(HTV) - Phong trào hiến đất mở hẻm tại TP.HCM là biểu tượng đồng lòng giữa chính quyền và người dân, với gần 200.000 mét vuông đất hiến tặng đã giúp hẻm khang trang và đời sống nhân dân cải thiện hơn.
(HTV) - Du lịch TP.HCM tạo đà phát triển nhờ liên kết vùng.
(HTV) - Ngày hội "Em yêu tiếng Việt" mang đến sân chơi bổ ích cho học sinh tiểu học, giúp các em rèn luyện kỹ năng ngôn ngữ, nuôi dưỡng tình yêu và niềm tự hào với ngôn ngữ dân tộc.
(HTV) - Tại Hội nghị thượng đỉnh về khí hậu COP29 tại Baku, Azerbaijan, các quốc gia đã thông qua 2 thỏa thuận quan trọng, gồm quy định mua bán tín chỉ carbon và gói 300 tỷ USD mỗi năm cho các nước đang phát triển để ứng phó biến đổi khí hậu.
(HTV) - Tính đến tối ngày 23/11, các cuộc không kích của quân đội Israel trên khắp Dải Gaza trong suốt 48 giờ qua đã khiến ít nhất 120 người Palestine thiệt mạng.
(HTV) - Đồng bằng sông Cửu Long đang nỗ lực phát triển năng lượng xanh, vượt qua các thách thức để khai thác tiềm năng năng lượng tái tạo, góp phần thúc đẩy tăng trưởng bền vững.
(HTV) - TP.HCM đang thúc đẩy các sáng kiến kinh tế xanh và giải pháp phát triển bền vững nhằm đạt mục tiêu trung hòa carbon và ứng phó với biến đổi khí hậu.