Đề xuất bổ sung giáo viên mầm non vào nghề "nặng nhọc, độc hại"

29/4/2024, 18:42

Cử tri đề nghị đưa ngành nghề: Giáo viên mầm non, y tá, điều dưỡng trong các cơ sở y tế và bổ sung vào “Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm,..."

Theo quy định về tuổi nghỉ hưu của nữ giáo viên mầm non; nữ y tá, điều dưỡng trong các cơ sở y tế như hiện nay (60 tuổi), mới đây, kiến nghị đến Chính phủ, cử tri cho rằng, quy định này không phù hợp với thực tế (vì sức khỏe, độ nhanh nhẹn, các thao tác chuyên môn...) khó đáp ứng được với yêu cầu công việc.

Cử tri tỉnh Bình Định đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành liên quan xem xét, đánh giá các yếu tố đặc thù về điều kiện lao động của giáo viên mầm non, y tá, điều dưỡng trong các cơ sở y tế và bổ sung vào “Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm...”.

Trả lời các kiến nghị này, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cho biết, Thông tư số 29 năm 2021 quy định Bộ Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quản lý ngành, lĩnh vực rà soát nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc ngành, lĩnh vực quản lý.

Ngoài ra, Bộ sẽ xem xét ý kiến của người sử dụng lao động để đề xuất sửa đổi, bổ sung Danh mục nghề phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội, khoa học công nghệ và quản lý trong từng thời kỳ.

Giáo viên mầm non là một trong những nghề được xếp vào “Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm,...”

Hằng năm, các bộ quản lý ngành, lĩnh vực, người sử dụng lao động chủ động rà soát, đánh giá Danh mục nghề theo phương pháp đã được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định để đề xuất sửa đổi, bổ sung Danh mục nghề phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội, khoa học công nghệ và quản lý trong từng thời kỳ.

Trên cơ sở đề xuất của các bộ quản lý ngành, lĩnh vực, người sử dụng lao động, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội sẽ phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan liên quan xem xét, đánh giá điều kiện lao động của các nghề, công việc.

Ngày 15/12/2022, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có công văn đề nghị bổ sung vào Danh mục nghề đối với 02 nhóm đối tượng (giáo viên mầm non và nhân viên thiết bị, thí nghiệm) nhưng không gửi kèm hồ sơ theo các quy định nêu trên nên Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội không có cơ sở xem xét, bổ sung vào Danh mục nghề.

Về vấn đề tuổi nghỉ hưu, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cho biết chế độ hưu trí hay được gọi là chế độ tuổi già, là một trong các chế độ của chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH) nhằm đảm bảo nguồn thu nhập hàng tháng cho người lao động khi về già (đến tuổi nghỉ hưu).

Theo quy định của pháp luật về BHXH, người lao động để được hưởng lương hưu hàng tháng phải đáp ứng đồng thời hai điều kiện về tuổi đời và điều kiện về thời gian đóng BHXH nhằm đảm bảo hài hòa, cân đối giữa thời gian đóng góp và thời gian thụ hưởng chế độ BHXH của người lao động, từ đó đảm bảo cân đối và bền vững lâu dài của Quỹ BHXH.

Vấn đề tuổi nghỉ hưu đã được thảo luận, thống nhất thông qua tại Nghị quyết số 28 của Ban chấp hành Trung ương khóa 12. Thể chế hóa chủ trương tăng tuổi nghỉ hưu tại Nghị quyết số 28, Quốc hội đã thống nhất ban hành Bộ luật Lao động năm 2019, trong đó Điều 169 và Điều 219 quy định về tuổi nghỉ hưu, điều kiện về tuổi hưởng lương hưu.

Trong quá trình nghiên cứu, xây dựng Bộ luật Lao động năm 2019, vấn đề tuổi nghỉ hưu đã được trao đổi, thảo luận, đánh giá một cách kỹ lưỡng, tổng thể các mặt liên quan.

Vì vậy, Bộ luật Lao động năm 2019 quy định việc điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu hay điều kiện về tuổi hưởng lương hưu của người lao động không thực hiện tăng ngay lên 62 tuổi đối với nam và 60 tuổi đối với nữ mà được điều chỉnh theo lộ trình mỗi năm chỉ tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ.

Bên cạnh đó, việc tăng tuổi nghỉ hưu cũng đã xem xét tính đến các yếu tố về tính chất, loại hình lao động và sức khỏe của người lao động, đối với những người lao động làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc những người lao động sức khỏe yếu thì cũng có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn so với người làm việc trong điều kiện lao động bình thường (nghỉ hưu sớm hơn tối đa 05 tuổi hoặc 10 tuổi tùy từng trường hợp).

Trong thời gian tới, trên cơ sở đề xuất của các bộ, ngành, địa phương, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành liên quan nghiên cứu, rà soát để sửa đổi, bổ sung Danh mục nghề nhằm đảm bảo thực hiện tốt các chế độ, chính sách cho người lao động, trong đó có việc làm cơ sở xét điều kiện về tuổi hưởng lương hưu của người lao động.

Nguồn: Vietnamnet

>>> Xin mời quý vị đón xem Thời sự HTV lúc 20 giờ và Chương trình Thế giới 24G lúc 20 giờ 30 phút mỗi ngày trên kênh HTV9

 

Ý kiến của bạn:
Bài liên quan
(HTV) - Thực hiện chương trình tiếp xúc cử tri sau Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Tổ đại biểu Quốc hội TP.HCM (đơn vị 2) đã có buổi tiếp xúc cử tri Quận 1 và Quận 3 sau kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.
(HTV) - Chiều nay, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi đã có buổi tiếp bà Emily Hamblin - Tổng Lãnh sự Vương quốc Anh tại TP.HCM chào từ biệt nhân kết thúc nhiệm kỳ tại TP.HCM.
(HTV) - TP.HCM tổ chức Chương trình Nghệ thuật kỷ niệm 326 năm thành lập Thành phố Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định - Thành phố Hồ Chí Minh và 48 năm ngày Thành phố mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh.
(HTV) - Mới đây, nữ diễn viên Emma Roberts đã chia sẻ về vai diễn mới trong bộ phim hài lãng mạn 'Space Cadet', tạm dịch "Phi hành gia tập sự"
(HTV) - Diễn viên hài Steve Carell và Will Ferrell sẽ tái hợp sau nhiều năm, và lồng tiếng trong phần 4 của bộ phim "Kẻ cắp mặt trăng".
(HTV) - Ngày 01/7, truyền thông Hàn Quốc đưa tin, ít nhất 9 người đi bộ đã thiệt mạng và 4 người khác bị thương vì bị chiếc xe hơi tông ở khu trung tâm thủ đô Seoul.
(HTV) - TP.HCM tổ chức Chương trình Nghệ thuật kỷ niệm 326 năm thành lập Thành phố Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định - Thành phố Hồ Chí Minh và 48 năm ngày Thành phố mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh.