Cứ đến ngày 23 tháng Chạp âm lịch hằng năm, theo tục xưa, nhà nhà từ Bắc chí Nam đều tiến hành lễ đưa Ông Táo về trời. Sau ngày ong Táo về trời, đến ngày 25 tháng Chạp, Đình - Chùa - Đền - Miếu mới làm lễ cúng tiễn các vị Thần - Phật về trời.
Sự tích Táo quân trược dân gian lưu truyền từ đời này sang đời khác
Tại sao ông Táo phải được đưa về trời vào ngày 23 mà không cúng tiễn cùng lúc với các vị thần khác? Thật khó có thể lý giải một cách ngắn gọn, dễ hiểu. Bởi từ xa xưa, bếp là nơi đun nấu thức ăn nên nó là trung tâm của cuộc sống trong mọi gia đình. Loại bếp cổ xưa nhất ở xứ ta có lẽ là “Ba Ông Đầu Rau” hay còn gọi là “Ba Ông Táo”.
Thời cổ sơ “Ba Ông Đầu Rau” là ba hòn đá tự nhiên, sau đó được nắn bằng đất sét, đất nung, rồi được đẽo bằng đá, đúc bằng xi măng… Dù làm bằng chất liệu gì thì vào cuối tháng Chạp hàng năm nhà nhà phải chuẩn bị “Ba Ông Đầu Rau” mới. Tuy gọi là “Ba Ông Đầu Rau” hay “Ba Ông Táo”, nhưng thực chất đó là bộ ba “Một Bà Hai Ông”.
Cúng ông Táo được xem là một nét văn hóa đặc trưng của người Việt
Ông Táo được coi là vị thần đứng đầu trong các thần linh thờ trong gia đình, được tôn xưng là “Đệ nhất gia chi chủ” bởi lẽ cái bếp có vai trò đặc biệt quan trọng đối với con người. Bếp tượng trưng cho sự sống chung, cho mái ấm gia đình, cho mối quan hệ giữa người đàn ông và người đàn bà, cho tình yêu, cho sự kết hợp lại với nhau và sự gìn giữ lửa. Bếp giống như Mặt trời: làm cho mọi người gần nhau, quây quần bên nhau bởi hơi ấm/sức nóng và ánh sáng của nó.
Mặt khác, bếp là nơi đun nấu thức ăn nên nó là trung tâm của cuộc sống, từ đó cuộc sống được ban cho. Chính vì vậy, bếp được hầu hết các tộc người tôn kính. Bếp là “điện thờ” đầu tiên của loài người, ở đó con người cầu sự bảo hộ của thượng đế và tổ tiên và là nơi thờ cúng - ngọn lửa bốc lên như một cửa ngõ thông linh của con người trần thế với cõi thiêng trên cao.
Cúng Táo quân không quá rườm rà nhưng cũng phải chỉn chu
Và rồi theo thời gian Ông Táo nhân cách hóa trở thành Vua Bếp và dù biến đổi thế nào thì tập tục tín ngưỡng này vẫn chiếm vị trí quan trọng. Để cúng Ông Táo, đặc biệt là lễ Cúng tiễn Ông Táo về trời người ta phải lo cụ bị chu đáo. Để đáp ứng nhu cầu đó, các ngành thủ công liền tham gia vào. Người khắc mộc bản in tranh Ông Táo, in giấy cò bay – ngựa chạy, làm áo, mũ, hia cho Ông Táo... và ngành làm bánh kẹo cũng sản xuất ra thứ lễ vật đặc dụng bánh kẹo, thèo lèo. Người đánh bắt và nuôi trồng thủy sản cũng quân tâm đến việc sản xuất cá chép để cung ứng phương tiện chuyên chở Ông Táo về trời.
Hàng mã được bày bán chuẩn bị cúng Ông Táo
Với thông điệp đó, bộ phim tài liệu này sẽ mang đến cho khán giả xem Đài một câu chuyện đầy hấp dẫn về Ông Táo từ sự tích đến tín ngưỡng trong văn hóa dân gian của người Việt từ xưa đến nay.
Đón xem phim tài liệu "Hăm ba Ông Táo về trời" do TFS sản xuất, phát sóng lúc 8g ngày 28/1 trên kênh HTV9.
Thùy Trang