(HTV) - Hiện có trên 50 doanh nghiệp FDI lớn đã đầu tư vào Việt Nam về công nghiệp vi điện tử và bán dẫn, trong đó lĩnh vực thiết kế vi mạch đòi hỏi nhiều nhất nguồn nhân lực chất lượng cao.
Theo dự báo của các chuyên gia, tổng nhu cầu nhân lực trong lĩnh vực này trong 5 năm tới khoảng 20.000 người và 10 năm tới khoảng 50.000 người có trình độ đại học trở lên.
Hiện có trên 50 doanh nghiệp FDI lớn đã đầu tư vào Việt Nam về công nghiệp vi điện tử và bán dẫn
Để đáp ứng nhu cầu nhân lực cho đất nước, trong năm 2024, nhiều cơ sở giáo dục đại học đã chính thức mở mới ngành hoặc chuyên ngành đào tạo về thiết kế vi mạch; đồng thời khẩn trương thực hiện nhiều giải pháp để có thể đào tạo nguồn nhân lực đủ về số lượng và chuẩn về chất lượng.
Nhiều cơ sở giáo dục đại học đã chính thức mở mới ngành hoặc chuyên ngành đào tạo về thiết kế vi mạch
Đại học Quốc gia TP.HCM vừa ký kết Biên bản hợp tác với Tập đoàn công nghệ Synopsys (Hoa Kỳ) nhằm tăng cường năng lực đào tạo và nghiên cứu lĩnh vực thiết kế vi mạch.
Đại học Quốc gia TP.HCM vừa ký kết Biên bản hợp tác với Tập đoàn công nghệ Synopsys
Việc hợp tác với Synopsys được kỳ vọng sẽ giúp Đại học Quốc gia TP.HCM đào tạo được khoảng 1800 kỹ sư có trình độ cao trong lĩnh vực thiết kế vi mạch trong giai đoạn từ nay đến năm 2030, góp phần thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn tại Việt Nam.
Giải bài toán nhân lực cho ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn: Đâu là chìa khóa?
Synopsys tư vấn cho Đại học Quốc gia TP.HCM xây dựng các phòng thí nghiệm thực hành chung, giúp cho sinh viên ĐHQG TP.HCM nói riêng và sinh viên các trường đại học khác trên địa bàn TP.HCM có cơ hội thực tập, thực hành, giúp nâng cao chất lượng và quy mô đào tạo.
Việc chính thức mở mới và đào tạo ngành này sẽ đặt ra không ít khó khăn
Tiến sĩ Lê Đức Hùng - Trưởng bộ môn điện tử, Khoa điện tử - Viễn thông, Trường Đại Học Khoa Học Tự Nhiên, Đại Học Quốc Gia TP.HCM cho biết: “Một phòng thí nghiệm về thiết kế vi mạch trị giá vài chục tỷ thì chỉ đáp ứng về nhu cầu đào tạo và nghiên cứu khoa học cơ bản thôi, đi sâu nữa thì chúng ta phải có sự đầu tư lâu dài hơn".
Phó giáo sư, Tiến sĩ Trần Lê Quan - Hiệu Trưởng Trường Đại Học Khoa Học Tự Nhiên, Đại Học Quốc Gia TP.HCM
Phó giáo sư, Tiến sĩ Trần Lê Quan - Hiệu Trưởng Trường Đại Học Khoa Học Tự Nhiên, Đại Học Quốc Gia TP.HCM chia sẻ: “Thiết kế vi mạch là ngành tiêu tốn rất nhiều cơ sở vật chất và kinh phí để hỗ trợ đào tạo. Chính vì vậy, cần phải có sự đầu tư đầy đủ từ các cấp để có thể đào tạo đội ngũ kỹ sư có trình độ, chuyên môn cao, đáp ứng nhu cầu về nhân lực vi mạch - bán dẫn không chỉ gói gọn trong thị trường trong nước mà còn ở các quốc gia.
Phó giáo sư, Tiến sĩ Trần Lê Quan - Hiệu Trưởng Trường Đại Học Khoa Học Tự Nhiên, Đại Học Quốc Gia TP.HCM
Thực tế, chuyên ngành về thiết kế vi mạch, công nghệ bán dẫn đã và đang được đào tạo tại một số trường đại học.
Tuy nhiên, việc chính thức mở mới và đào tạo ngành này sẽ đặt ra không ít khó khăn cho các trường về vấn đề cơ sở vật chất và nhân lực để đảm bảo chất lượng đào tạo.
>>> Xin mời quý vị đón xem Thời sự HTV lúc 20 giờ và Chương trình Thế giới 24G lúc 20 giờ 30 phút mỗi ngày trên kênh HTV9