03 Trường Đại học tại TP.HCM dự kiến được ưu tiên đầu tư phòng thí nghiệm bán dẫn

THANH TUYỀN - XUÂN HẠO - TRẦN TÚ - NGỌC THẠCH // TRUNG TÂM TIN TỨC HTV 11/10/2024, 18:00

(HTV) - Chương trình "Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, định hướng đến năm 2050" dự kiến đầu tư phòng thí nghiệm bán dẫn cho 18 cơ sở giáo dục Đại học công lập, trong đó có 03 trường tại TP.HCM.

Thực tế tại trường Đại học Công nghiệp TP.HCM những năm qua, khi bắt đầu triển khai đào tạo những học phần và chuyên ngành kỹ thuật thiết kế vi mạch, nhà trường đã đầu tư các cụm phòng thí nghiệm Thiết kế vi mạch số, Thiết kế hệ thống nhúng nhưng vẫn chưa đủ đáp ứng yêu cầu đào tạo trong lĩnh vực bán dẫn.

TS. Nguyễn Trung Nhân - Trưởng Phòng Đào tạo Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM, cho biết: “Chúng ta đều nhận thấy rằng việc đào tạo vi mạch bán dẫn đang gặp phải một trong những khó khăn lớn nhất đối với các trường đại học, đó là hệ thống các phòng thí nghiệm, do chi phí đầu tư rất lớn. Vì vậy, nếu Nhà nước đầu tư vào các phòng thí nghiệm này, điều đó sẽ có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Chúng ta sẽ có thể đào tạo đội ngũ kỹ sư không chỉ giỏi về lý thuyết mà còn thành thạo trong thực tiễn, có khả năng thiết kế, sản xuất và kiểm thử các sản phẩm. Nhà trường sẽ thành lập một ban xây dựng đề án nhằm trình lên các bộ ngành liên quan, để có thể giải ngân cho chủ trương này và trang bị các phòng thí nghiệm cho nhà trường.”

Đại học Công nghiệp TP.HCM đầu tư các phòng thí nghiệm

Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM đào tạo chuyên ngành vi mạch - bán dẫn từ năm 2012 và chính thức đào tạo ngành Kỹ thuật Thiết kế vi mạch vào năm 2024. Mặc dù cơ sở vật chất được trường chú trọng đầu tư nhưng chỉ đáp ứng một phần nội dung đào tạo. Nếu có sự đầu tư từ Nhà nước thì nguồn nhân lực đào tạo sẽ đạt chất lượng cao hơn.

Công nghệ bán dẫn và vi mạch

PGS. TS. Lê Mỹ Hà - Phó Trưởng Khoa Điện - Điện tử Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, chia sẻ: “Định hướng đào tạo của khoa cũng như toàn trường là gắn liền với thực hành và các dự án thực tế của doanh nghiệp, nhằm giúp sinh viên tiếp cận nhanh nhất với công việc ngoài thực tế khi ra trường. Vì vậy, nếu được đầu tư vào các phòng thí nghiệm, các em sẽ có cơ hội tiếp xúc và làm quen với những dự án, nâng cao kỹ năng thực hành và kiến thức thực tế. Từ đó, các em có thể vận dụng vào công việc sau này.”

Trong lúc chờ đợi sự đầu tư từ Chính phủ, Đại học Quốc gia TP.HCM đã chủ động đầu tư các phòng thí nghiệm mới và học tập các nước tiên tiến nhất về công nghệ bán dẫn, thiết kế vi mạch để xây dựng chương trình đào tạo cập nhật nhằm thực hiện chiến lược đến năm 2030 sẽ đào tạo 1.800 kỹ sư và 500 thạc sĩ thiết kế vi mạch, đào tạo và cấp chứng chỉ công nghiệp và quốc tế về thiết kế vi mạch cho khoảng 15.000 kỹ sư.

Đại học Quốc gia TP.HCM chủ động đầu tư các phòng thí nghiệm mới

PGS. TS. Vũ Hải Quân - Ủy viên Trung ương Đảng, Giám đốc Đại học Quốc gia TP.HCM, cho biết: “Chúng tôi đã chủ động đầu tư hai phòng thí nghiệm mới về công nghệ bán dẫn và thiết kế vi mạch tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên và Trường Đại học Công nghệ Thông tin, với tổng kinh phí khoảng 80 tỷ đồng. Như vậy, hiện tại, Đại học Quốc gia TP.HCM có ba phòng thí nghiệm về công nghệ bán dẫn và vi mạch. Chúng tôi thực hiện dự án này với mong muốn rằng nhân lực ngành công nghệ bán dẫn, đặc biệt là thiết kế vi mạch, tốt nghiệp từ Đại học Quốc gia TP.HCM có thể làm việc ngay tại các doanh nghiệp lớn về bán dẫn và vi mạch, không chỉ ở Việt Nam mà còn trên toàn thế giới. Chúng tôi kỳ vọng rằng sự nỗ lực của các trường đại học cùng với sự đầu tư dài hạn từ Chính phủ sẽ góp phần đào tạo đội ngũ kỹ sư có trình độ và chuyên môn cao, đáp ứng nhu cầu nhân lực trong nước và quốc tế.”

>>> Xin mời quý vị đón xem Thời sự HTV lúc 20 giờ và Chương trình Thế giới 24G lúc 20 giờ 30 phút mỗi ngày trên kênh HTV9

 

Ý kiến của bạn:
Bài liên quan
(HTV) - Ngày 15/10, trong khuôn khổ chương trình công tác, tham gia Hội sách quốc tế Frankfurt, đoàn công tác của TP.HCM đã có chuyến thăm, làm việc với khoa Đông Nam Á học, Đại học Goethe Frankfurt, Đức.
(HTV) - Ban Pháp chế HĐND TP.HCM vừa có buổi làm việc với Chi cục thi hành án dân sư quận Phú Nhuận về tình hình chấp hành pháp luật trong thi hành án dân sự đối với các vụ việc có điều kiện thi hành, nhưng chậm thi hành từ 3 năm trở lên trên địa bàn.
(HTV) - Hôm 15/10, một vụ hỏa hoạn xảy ra tại bể chứa dầu thô ở cảng dầu La Salina của Venezuela, khiến ít nhất 21 người bị thương. Cơ sở xảy cháy hiện do công ty dầu khí nhà nước Petróleos de Venezuela (PDVSA) điều hành.
(HTV) - Mới đây, các nhà khoa học lần đầu tiên phát hiện ra những loài sinh vật biển nằm bên dưới đáy Thái Bình Dương, nhờ đó mở ra một thế giới các sinh vật sinh sống dưới biển sâu.
(HTV) - Sau 10 năm xây dựng, tiêu tốn 300 triệu USD, Trung Quốc sắp hoàn thành cơ sở nghiên cứu JUNO, nằm sâu 700 mét dưới lòng đất ở tỉnh Quảng Đông, giúp xác định loại "hạt ma" neutrino có khối lượng lớn nhất và hiểu rõ hơn về quy luật tự nhiên.
(HTV) - Kết nối ngân hàng - doanh nghiệp đã trở thành kênh hỗ trợ vốn hiệu quả cho doanh nghiệp TP.HCM, với 17 ngân hàng tham gia từ đầu năm, giải ngân hơn 425.600 tỷ đồng, chiếm 83% gói hỗ trợ.
(HTV) - Ngày 16/10, đại diện Chính phủ Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc tuyên bố thành lập một nhóm đa quốc gia có nhiệm vụ giám sát việc thi hành các biện pháp trừng phạt chống lại Triều Tiên.