Người giáo viên “lưu giữ” vẻ đẹp “nết người”

Sỹ Thành 11/9/2020, 20:49

Suốt 15 năm qua, cô giáo Tạ Thị Vân đã cùng đồng nghiệp “đi ngược” lại xu thế 4.0 với laptop, smartphone, gìn giữ những giá trị cao đẹp bằng chữ viết cho thế hệ sau.

Cô giáo Tạ Thị Vân

Một ngày của 17 năm về trước, cô sinh viên Tạ Thị Vân của trường Cao đẳng Sư phạm Hà Tây “chết điếng” khi chị gái tới ký túc xá thăm và phát hiện chữ viết của cô quá xấu. “Vậy sau này ra trường, em làm sao dạy cho học sinh được?”

Những lời chê trách của chị gái đã làm cô sinh viên trẻ bừng tỉnh trước thực tế: rất ít người, kể cả các thầy cô giáo, còn quan tâm đến việc làm sao phải viết chữ đẹp, làm sao để học sinh của mình của mình viết chữ cũng đẹp, khi mà máy tính (lúc đó chưa có smartphone) đã rất phổ biến.

Vậy là cô quyết tâm rèn chữ, rèn ngày rèn đêm với mục tiêu mình phải viết đẹp, học trò mình phải viết đẹp, và nhiều người khác nữa cùng viết đẹp. Sự quyết tâm đã được đền đáp khi cô được đại diện trường thi môn viết chữ đẹp. Để rồi khi ra trường, cơ duyên đưa cô đến gặp và quyết định hợp tác mở rộng việc dạy viết chữ đẹp với thầy Nguyễn Đương Ánh -  người thầy nổi tiếng dạy viết chữ đẹp với thương hiệu “bút mài thầy Ánh”. 

Một “tác phẩm” của cô Vân

Năm 2005, cô Vân một mình Nam tiến vào TP.HCM mở lớp. Những ngày đầu tiên, cô ngồi viết tờ rơi bằng chữ viết tay của mình, sau đó tới phát ở các cổng trường. Cô cũng gửi thư đến các phòng giáo dục, gọi điện đến trường giới thiệu chương trình, nhưng lúc đó chẳng ai biết đến chữ đẹp là gì nên gọi điện đến là bị cúp máy. Không nản lòng, cô mời các em học sinh đến trung tâm để dạy, khi có nhiều học sinh tự nhiên tiến bộ vượt bậc, nhà trường bắt đầu để ý và đồng ý cho cô dạy cho học sinh, rồi sau đó là đào tạo cho giáo viên nhà trường.

Kiên trì, nhẫn nại đi từng bước, bằng cái tâm và khả năng của mình, cô Vân đã thuyết phục không chỉ các phòng giáo dục tại TP.HCM mà còn rất nhiều tỉnh thành khác đồng ý cho dạy, rồi dần hình thành phong trào luyện chữ đẹp ở khắp nơi.

“Rèn chữ chính là rèn tâm, rèn tính cẩn thận cho người học. Việc rèn chữ ngày nay, theo tôi, còn quan trọng hơn nữa khi có quá nhiều thứ ảnh hưởng tới tâm tính con người thông qua mạng internet, công nghệ. Vì thế, càng phải rèn tâm tính cho học trò tới nơi, tới chốn, giúp các em phân biệt được đúng sai, giúp các em trưởng thành,” cô Vân tâm sự.

Cô Tạ Thị Vân cùng học trò lớp viết chữ đẹp

“Không phải tự nhiên mà ông cha ta đã đúc kết: “Nét chữ, nết người” bởi nền văn hoá nhân loại đã được lưu truyền thông qua lịch sử 6.000 năm viết lách, và chúng ta cần gìn giữ nó.” 

Từ năm 2009 – 2018, trung tâm Luyện chữ đẹp Ánh Dương do cô Vân làm giám đốc đã tổ chức các cuộc thi viết chữ đẹp trên cả nước với hàng ngàn người tham gia. Học viên hiện tại của trung tâm giờ chủ yếu là giáo viên và sinh viên sư phạm, với khoảng 1.000 – 1.500 người theo học mỗi năm.

“Tôi rất mừng khi thấy các giáo viên trẻ và sinh viên sư phạm lưu tâm đến việc phải viết chữ đẹp. Khi các bạn có thể viết đẹp, chắc chắn các em học sinh sẽ được hướng dẫn chu đáo.”

Cô Vân tâm sự bản thân cô rất vui và hạnh phúc khi tất cả học viên đều có thể mở lớp riêng và giúp học trò tiến bộ từng ngày. Nhiều học viên sau khoá học đã nhận cô làm mẹ nuôi.

“Có nhiều khi nghe học viên thổ lộ mà tôi mừng rớt nước mắt bởi thông thường thu nhập giáo viên là vô cùng khiêm tốn, giờ với khả năng viết chữ đẹp, các bạn giáo viên trẻ vừa giúp đỡ học sinh, vừa có thêm thu nhập giúp các bạn an tâm hơn với nghề,” 

“Những thành công của các bạn chính là niềm vui của tôi. Tôi cảm thấy hạnh phúc khi đã trao đi một phần nào đó cho xã hội, và càng làm tôi có thêm động lực mong muốn giúp đỡ nhiều người khác.”

Cô Tạ Thị Vân với lớp học “Người thầy truyền cảm hứng”

Cùng với việc viết chữ đẹp, cô Vân cũng tự mình luyện tập, cải thiện giọng nói, tự chữa ngọng và hết nói giọng địa phương, giúp các giáo viên có giọng đọc hay hơn, cuốn hút hơn.

Từ tháng 03/2020 tới nay, cô đã trực tiếp huấn luyện 150 bạn giáo viên và sinh viên về giọng nói chuẩn và hay. 

“Kế hoạch tương lai tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu các sản phẩm luyện chữ đẹp an toàn và phù hợp cho mọi lứa tuổi, đồng thời cũng nỗ lực để trở thành một người truyền cảm hứng tích cực cho cộng đồng,” cô Vân nói.

Chúc cho nhà giáo Tạ Thị Vân tiếp tục tiến xa trên con đường “bảo tồn” chữ viết đẹp, cũng như trở thành nguồn cảm hứng cho các bạn trẻ noi theo.

Ý kiến của bạn:
Bài liên quan
(HTV) - Giá vàng toàn cầu đã tăng mạnh vào tuần này, đánh dấu mức tăng hàng tuần tốt nhất trong 20 tháng do nhu cầu tìm nơi trú ẩn an toàn. Giá xăng dầu thế giới tuần này bật tăng hơn 5%, lấy lại được gần hết những “mất mát” từ đầu tháng.
(HTV) - Mới đây, các nhà khoa học tại Austrailia và Thụy Sĩ đã tìm ra được bằng chứng lâu đời nhất về hoạt động của nước nóng trên sao Hỏa. Phát hiện này sẽ bổ sung dữ liệu hiện có về việc, hành tinh này có thể đã từng có sự sống trong quá khứ.
(HTV) - Trong ngày 23/11, quân đội Israel đã không kích hàng loạt vào nhiều địa điểm tại Liban, khiến hàng chục người thương vong.
(HTV) - Đại diện các nước tại hội nghị thượng đỉnh về khí hậu của Liên Hiệp Quốc COP29, diễn ra ở Baku, Azerbaijan, đã đàm phán về một dự thảo mới liên quan tới ngân sách cho các nước đang phát triển, để hạn chế và thích ứng với biến đổi khí hậu.
(HTV) - Thành phố đã bắt đầu triển khai đề án phát triển hệ sinh thái du lịch theo trục "TP.HCM - Long Thành"; trong đó lấy việc "vận chuyển đường thủy" làm chủ đạo được nhiều doanh nghiệp du lịch quan tâm và đang theo đuổi phát triển.
(HTV) - Giải thưởng quốc tế Kotler Awards 2024 đã chọn ra 27 ứng viên xuất sắc nhất để vinh danh. Đây là các nhà tiếp thị kinh doanh, chuyên gia marketing, nhà quản trị chiến lược và doanh nghiệp xuất sắc đã đóng góp cho sự phát triển bền vững.
(HTV) - Thương hiệu dẫn dắt bền vững sẽ giúp các doanh nghiệp Việt tận dụng sức mạnh của thương hiệu để thay đổi thói quen, hành vi người tiêu dùng hướng đến lối sống và tiêu dùng bền vững.