Học sinh phổ thông được học trước chương trình đại học

17/1/2024, 17:20

Một số trường đại học hiện nay bắt đầu triển khai chương trình cho học sinh phổ thông học trước một số học phần đại học.

Năm 2014, Đại học Quốc gia Hà Nội đã ban hành quy định cơ chế đặc thù trong tuyển sinh và đào tạo liên thông bậc THPT và bậc đại học. Đến năm 2018, quy định này đã được sửa đổi và bắt đầu triển khai thực hiện. Theo đó, Đại học Quốc gia cho học sinh trường THPT chuyên trực thuộc học trước một số môn của bậc đại học.

Sau một quá trình triển khai thử nghiệm, cuối năm 2021, cơ chế đặc thù này bắt đầu mở rộng cho tất cả học sinh chuyên trong cả nước.

Một số trường cho phép học sinh phổ thông được học trước một số học phần bậc đại học. Nguồn ảnh: Ielts city

Điều kiện để đăng kí là học sinh phải đạt loại giỏi trở lên ở năm học, kỳ học trước đó; được hiệu trưởng trường THPT các em đang theo học và đơn vị đào tạo đại học đồng ý bằng văn bản.

Đại học Quốc gia Hà Nội quy định, mỗi học sinh chuyên chỉ được đăng ký tối đa 3 học phần trong một học kỳ. Kết quả các học phần này sẽ được bảo lưu khi học sinh trúng tuyển vào bậc đại học của Đại học Quốc gia Hà Nội. Quy định này nhằm mục đích đảm bảo chất lượng và vừa sức của học sinh.

Cuối tháng 12/2023, Đại học Quốc gia TP.HCM cũng công bố năm 2024 sẽ triển khai thí điểm một số môn học chung và công nhận tín chỉ cho học sinh THPT có năng lực vượt trội theo phương thức kết hợp trực tuyến và trực tiếp.

Theo đó, học sinh tài năng ở tất cả trường THPT sẽ được học một số môn của bậc đại học qua hệ thống bài giảng trực tuyến MOOC của các trường thành viên, sau đó dự thi trực tiếp để được công nhận tín chỉ. Những tín chỉ này sẽ được công nhận khi học sinh trở thành sinh viên của Đại học Quốc gia TP.HCM.

Học sinh phổ thông được học trước chương trình đại học

Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM từ năm 2019 đã cho phép học sinh THPT đăng ký học trực tuyến môn Nhập môn kỹ sư ngành.

Chương trình này nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng giúp học sinh hiểu thêm về ngành đã học, chứ không đào tạo chuyên sâu. Từ đó giúp các em định hướng nghề nghiệp và chọn ngành đúng. Tuy nhiên, nhà trường hiện chưa quy đổi thành tín chỉ tương đương.

Trường Đại học FPT nhiều năm qua cũng đã xây dựng chương trình đào tạo cho học sinh bậc THPT yêu thích ngành công nghệ thông tin có thể theo học.

Tại chương trình này, trường xây dựng một số môn học tương đương với các môn trình độ đại học để nếu học sinh trở thành sinh viên của trường thì được chuyển đổi, công nhận tín chỉ. Trường không đề ra tiêu chí phải là học sinh giỏi, xuất sắc mới được đăng kí. Song, thực tế chỉ những học sinh thực sự đam mê và có năng lực nổi trội về công nghệ thông tin mới có thể theo học chương trình này.

Năm 2022, Trường Đại học Hoa Sen cũng đã triển khai chương trình đại học sớm, đối tượng là học sinh lớp 10, 11, 12 của các trường THPT.

Sau khi hoàn tất học phần, học sinh sẽ được cấp giấy chứng nhận; được xem xét miễn học và công nhận tín chỉ đối với học phần đã tham gia khi trở thành sinh viên chính quy của Trường Đại học Hoa Sen.

Ngoài ra, học sinh sẽ được lựa chọn học một hoặc theo tổ hợp học phần sao cho số học phần được công nhận trong chương trình đào tạo chính quy là nhiều nhất.

Nguồn: Lao Động

>>> Xin mời quý vị đón xem Thời sự HTV lúc 20 giờ và Chương trình Thế giới 24G lúc 20 giờ 30 phút mỗi ngày trên kênh HTV9

 

Ý kiến của bạn:
Bài liên quan
(HTV) - Trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, việc chuyển đổi công nghiệp không còn là một sự lựa chọn, mà đã trở thành yếu tố sống còn đối với các nền kinh tế.
(HTV) - Hàng ngàn người đã đổ về thành phố Munich của Đức vào 21/9 để tham dự lễ hội Oktoberfest, sự kiện lớn nhất trong năm của những người yêu thích món bia.
(HTV) - Liên quan cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2024, các điểm bỏ phiếu tại 3 bang của Mỹ gồm Virginia, Minnesota và South Dakota đã mở cửa vào ngày 20/9 theo giờ địa phương, cho phép các cử tri bỏ phiếu sớm gần 7 tuần.
(HTV) - Ngày 21/9, Nhật Bản sơ tán hàng chục ngàn người dân tỉnh Ishikawa do mưa lũ khiến nước 12 con sông tràn bờ. Trong khi đó mưa lớn cũng gây thiệt hại tại nước láng giềng Hàn Quốc.
Quá trình trục vớt phương tiện rơi xuống sông Hồng trong vụ sập cầu Phong Châu, lực lượng chức năng tỉnh Phú Thọ phát hiện 01 thi thể trong cabin xe đầu kéo.
Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai cho biết, bão số 3 đã khiến 329 người chết, mất tích; tổng thiệt hại kinh tế ước tính lên tới hơn 32.787 tỉ đồng.
Tâm bão đi thẳng vào vùng biển và đất liền tỉnh Quảng Ninh, do đó dù đã nắm bắt và chủ động ứng phó song địa phương vẫn phải hứng chịu thiệt hại rất nặng nề, bằng 1/2 thiệt hại của cả nước.