Doanh nghiệp giáo dục tại TP.HCM: Những thay đổi cần thiết trong quy định và chính sách

QUỲNH GIANG - THIỆN TÙNG - MINH ĐỨC // TRUNG TÂM TIN TỨC HTV 28/8/2024, 13:02

(HTV) - Hơn 100 doanh nghiệp đã tham gia Hội nghị Đối thoại giữa doanh nghiệp đầu tư lĩnh vực giáo dục và đào tạo năm 2024. Nội dung câu hỏi xoay quanh các quy định về thuế, thủ tục hồ sơ thành lập, hoạt động giáo dục, đất đai...

Toàn cảnh Hội nghị Đối thoại giữa Doanh nghiệp đầu tư lĩnh vực giáo dục và đào tạo năm 2024

Để trực tiếp trao đổi các vấn đề còn vướng mắc trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, kịp thời có giải pháp tháo gỡ cho doanh nghiệp, thúc đẩy đầu tư và phát triển lĩnh vực giáo dục và đào tạo trên địa bàn, Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM đã tổ chức Hội nghị Đối thoại giữa Doanh nghiệp đầu tư lĩnh vực giáo dục và đào tạo năm 2024.

Tại hội nghị đối thoại giữa doanh nghiệp với Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM, một vấn đề nổi bật được các doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo nêu ra là quy định yêu cầu đất làm trường tư thục phải thuộc loại đất giáo dục. Theo quy định này, các nhà đầu tư trường tư cần phải thuê mặt bằng và thực hiện các công đoạn cải tạo, chỉnh trang để phù hợp với mô hình trường học, tuy nhiên, quy trình này gặp nhiều khó khăn.

Bà Phan Thị Ánh Hoàng - Phó Chủ tịch Tập đoàn Giáo dục Quốc tế Nam Việt cho biết: "Chúng tôi gặp khó khăn trong việc thuê mặt bằng từ các công ty. Theo quy định, việc ghi biến động đất thuê từ tư nhân được phép thực hiện, nhưng đối với mặt bằng thuê từ công ty thì không được phép ghi biến động. Chúng tôi đã nhiều lần liên hệ với Sở Tài nguyên để được hướng dẫn nhưng chưa nhận được sự hỗ trợ cần thiết, gây ra nhiều trở ngại trong quá trình triển khai."

 Theo quy định yêu cầu đất làm trường tư thục phải thuộc loại đất giáo dục

Ông Trần Duy Việt - đại diện Sở Tài nguyên - Môi trường TP.HCM giải thích: "Đối với mặt bằng đất ở, các trường học cần liên hệ với các quận, huyện để được hướng dẫn cụ thể. Đối với trường hợp thuê mặt bằng từ công ty, doanh nghiệp cần trực tiếp liên hệ với Sở Tài nguyên - Môi trường để trình UBND xin hướng dẫn."

Việc giải quyết những khó khăn này là cần thiết để thúc đẩy đầu tư và phát triển lĩnh vực giáo dục, đồng thời đảm bảo môi trường hoạt động thuận lợi cho các trường tư thục trên địa bàn TP.HCM.

Lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM cho biết, TP.HCM hiện có 1.500 phòng học được xây dựng từ vốn xã hội hóa và đánh giá cao sự đóng góp của các đơn vị giáo dục ngoài công lập.

Hiện nay có hơn 20% học sinh TP.HCM đang theo học tại các cơ sở giáo dục ngoài công lập. Lãnh đạo TP.HCM cũng như ngành giáo dục nói riêng luôn quan tâm và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của TP.HCM.

 

Ý kiến của bạn:
Bài liên quan
(HTV) - Vào nhiều thời điểm khác nhau trong đêm, hàng ngàn ngọn đèn đường ở Canberra, Australia, giảm độ sáng, cũng giúp giảm ô nhiễm ánh sáng và cả lượng khí thải carbon. Còn người dân quan sát rõ các vì sao hơn.
(HTV) - Bộ Tình trạng Khẩn cấp Nga cho viết vụ nổ tại trạm dịch vụ ven đường ở Cộng hòa Dagestan ngày 27/9 đã khiến 11 người thiệt mạng, và 21 người khác bị thương.
(HTV) - Quân đội Israel cho biết đã tiêu diệt thủ lĩnh Hezbollah trong đợt không kích vào trụ sở trung tâm của nhóm này, ở vùng ngoại ô phía Nam thủ đô Liban một ngày trước đó.
(HTV) - Hội Liên hiệp phụ nữ TP.HCM đã tổ chức ngày hội "Thương nhân thành phố làm công tác xã hội từ thiện Lần VII - 2024".
(HTV) - Tại Hà Nội, Hội Giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng Việt Nam và Dự án cộng đồng ADCrew đồng tổ chức Hội nghị "Kết nối doanh nghiệp thực hiện mục tiêu quốc gia về Chăm sóc sức khỏe cộng đồng".
(HTV) - Đảng ủy khối Dân Chính Đảng đã tổ chức Hội nghị giao ban công tác kiểm tra, giám sát Quý III năm 2024 và báo cáo chuyên đề về công tác giải quyết đơn thư tố cáo, khiếu nại kỷ luật Đảng.
(HTV) - Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Bùi Xuân Cường đã chủ trì buổi Lễ trao quyết định cán bộ, bổ nhiệm đồng chí Vương Hoài Nam giữ chức vụ Phó trưởng Ban Quản lý khu vực phát triển đô thị Thủ Thiêm. Thời gian giữ chức vụ là 5 năm.