Đại học Quốc gia TP.HCM xây dựng chương trình đào tạo và nghiên cứu thiết kế vi mạch

THANH TUYỀN // TRUNG TÂM TIN TỨC HTV 14/7/2023, 11:42

(HTV) - Đại học Quốc gia TP.HCM xây dựng chương trình đào tạo khoảng 1.000 kỹ sư thiết kế vi mạch trong 5 năm, góp phần tăng nhân sự ngành này cả nước.

Ngành công nghiệp điện tử của Việt Nam phát triển qua 40 năm, nhưng chủ yếu vẫn tập trung vào công việc lắp ráp sản phẩm với các linh kiện và chip chính nhập khẩu. Trước thực tế Việt Nam chưa có chiến lược quốc gia về phát triển nguồn nhân lực thiết kế vi mạch, Đại học Quốc gia TP.HCM đã tổ chức tọa đàm bàn cách "Xây dựng chương trình đào tạo, nghiên cứu tiên tiến ngành thiết kế vi mạch". 

Tọa đàm thu hút sự tham dự của các chuyên gia từ các đại học trong và ngoài nước, đại diện các bộ, ngành, doanh nghiệp khoa học - công nghệ liên quan lĩnh vực này.

Tọa đàm diễn ra vào sáng 12/7, thu hút các báo cáo viên là chuyên gia trong và ngoài nước

Hiện nay, chỉ có một số ít trường đại học có chương trình đào tạo chính quy hoặc chuyển đổi từ những nhóm ngành nghề liên quan đến thiết kế vi mạch. Các chuyên gia cho rằng cần có khung chương trình đại học nâng cao và cao học về vi mạch. Các chương trình đào tạo nên sớm được thiết kế và thí điểm tại một số trường đại học. Trong đó, Đại học Quốc gia TP.HCM đặt mục tiêu đào tạo hơn 1.000 kỹ sư thiết kế vi mạch trong giai đoạn 2023-2027.

Theo dự thảo đề án, chương trình đào tạo tiên tiến về thiết kế vi mạch ở bậc đại học và sau đại học của đơn vị này sẽ được gắn liền với thực tiễn của các doanh nghiệp, kinh nghiệm từ các quốc gia có thế mạnh và kết nối với định hướng chung từ Chính phủ.

Trong giai đoạn 5 năm này, Đại học Quốc gia TP.HCM cũng đặt mục tiêu hình thành từ 4 nhóm nghiên cứu trong lĩnh vực thiết kế vi mạch; xây dựng các phòng thí nghiệm hiện đại cho đào tạo và nghiên cứu thiết kế vi mạch, dự kiến sẽ hoàn thành năm 2025.

Tổng kết tọa đàm, PGS.TS Vũ Hải Quân - Giám đốc Đại học Quốc gia TP.HCM, cho biết chương trình đào tạo tiên tiến về thiết kế vi mạch ở bậc đại học và sau đại học của Đại học Quốc gia TP.HCM sẽ gắn liền với thực tiễn của các doanh nghiệp, kinh nghiệm từ các quốc gia có thế mạnh, và kết nối với định hướng chung từ Chính phủ.

PGS.TS Vũ Hải Quân - Giám đốc Đại học Quốc gia TP.HCM nhấn mạnh đào tạo và nghiên cứu vi mạch sẽ triển khai song hành

Ông nhấn mạnh đào tạo và nghiên cứu vi mạch sẽ triển khai song hành, các phòng thí nghiệm hiện đại phục vụ hai mục tiêu này sẽ được xây dựng. Phòng thí nghiệm không chỉ phục vụ cho các chuyên gia, sinh viên trong hệ thống Đại học Quốc gia TP.HCM mà có thể sẽ mở rộng khả năng phục vụ cho các nhà khoa học, sinh viên quan tâm đến vi mạch, bán dẫn ở khu vực phía Nam.

 

Ý kiến của bạn:
Bài liên quan
(HTV) - Thành phố đã bắt đầu triển khai đề án phát triển hệ sinh thái du lịch theo trục "TP.HCM - Long Thành"; trong đó lấy việc "vận chuyển đường thủy" làm chủ đạo được nhiều doanh nghiệp du lịch quan tâm và đang theo đuổi phát triển.
(HTV) - Giải thưởng quốc tế Kotler Awards 2024 đã chọn ra 27 ứng viên xuất sắc nhất để vinh danh. Đây là các nhà tiếp thị kinh doanh, chuyên gia marketing, nhà quản trị chiến lược và doanh nghiệp xuất sắc đã đóng góp cho sự phát triển bền vững.
(HTV) - Thương hiệu dẫn dắt bền vững sẽ giúp các doanh nghiệp Việt tận dụng sức mạnh của thương hiệu để thay đổi thói quen, hành vi người tiêu dùng hướng đến lối sống và tiêu dùng bền vững.
(HTV) - Từ năm 1940, phương pháp "trị liệu nghệ thuật" được áp dụng trên thế giới cho các chứng bệnh liên quan đến sức khỏe tâm thần. Theo một số nhà trị liệu, phim bộ Hàn Quốc có những thế mạnh quan trọng phù hợp với liệu pháp tâm lý.
(HTV) - Lâu đài Windsor của Hoàng gia Anh vừa hoàn thành việc trang trí Giáng sinh cho năm 2024. Những căn phòng được trang trí sẽ mở cửa cho du khách từ nay cho đến ngày 06/01, theo truyền thống.
(HTV) - Ngày 22/11, thẩm phán tòa án New York Juan Merchan ra phán quyết hoãn vô thời hạn việc tuyên án ông Donald Trump trong vụ chi tiền bịt miệng một diễn viên phim người lớn.
(HTV) - Ngày 22/11, tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết Matxcova sẽ tiếp tục thử nghiệm tên lửa đạn đạo trong thiết bị siêu thanh phi hạt nhân Oreshnik, và chuẩn bị sản xuất hàng loạt tên lửa này.