Cơ hội và thách thức của trí tuệ nhân tạo đối với giáo dục đại học khu vực Châu Á

THANH TUYỀN - HỮU TRÍ // TRUNG TÂM TIN TỨC HTV 20/7/2023, 09:21

(HTV) - "Cơ hội và thách thức của trí tuệ nhân tạo đối với giáo dục đại học khu vực Châu Á" là chủ đề bàn thảo của Diễn đàn các trường đại học Châu Á lần thứ 12 do Đại học Quốc gia TP.HCM phối hợp với Đại học Quốc gia Seoul tổ chức.

Năm nay, diễn đàn thu hút lãnh đạo của 20 trường đại học đến từ 13 quốc gia Châu Á tham dự.

Diễn đàn diễn ra vào sáng 19/7

Theo các chuyên gia, trí tuệ nhân tạo tạo ra cơ hội thay đổi phương pháp giảng dạy, giúp cá thể hóa quá trình học tập của sinh viên. Cụ thể, mỗi sinh viên sẽ có lộ trình học tập khác nhau và tùy theo năng lực, điều kiện gia đình. Trí tuệ nhân tạo có thể hỗ trợ cho người học tiếp cận với giáo dục một cách bình đẳng. Tuy nhiên, thách thức đặt ra là làm thế nào để việc sử dụng trí tuệ nhân tạo trong công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học đảm bảo tính trung thực và hiệu quả.

Giáo sư Kim Gunhee - Trường Đại học Quốc gia Seoul, Hàn Quốc cho biết, trí tuệ nhân tạo, đặc biệt là Chat GPT rất giỏi trong việc viết lách. Vì vậy, nếu giảng viên cho sinh viên viết bài báo cáo, tiểu luận thì không còn hiệu quả nữa. Do đó, giảng viên phải thay đổi cách thức đánh giá người học bằng cách cho sinh viên thảo luận trực tiếp trong lớp, trình bày quan điểm, ý tưởng để đánh giá quá trình học tập, khả năng giao tiếp, giải quyết vấn đề của sinh viên.

Giáo sư Kim Gunhee đề xuất một số thay đổi trong việc giảng dạy 

PGS. TS. Vũ Hải Quân - Ủy viên Trung ương Đảng, Giám đốc Đại học Quốc gia TP.HCM nhận định: "Liên quan đến vấn đề nghiên cứu, cần xác định làm thế nào để các trường đại học trong khu vực có thể tận dụng cơ hội và hợp tác. Hiện nay, công nghệ phát triển rất nhanh, công tác nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo lại đòi hỏi chi phí rất lớn mà chỉ có các doanh nghiệp mới làm được. Vì vậy, chỉ có các trường đại học hợp tác với doanh nghiệp, cũng như đề xuất Chính phủ để có hỗ trợ xây dựng các chương trình nghiên cứu chung, giải quyết những vấn đề chung của Châu Á".

PGS. TS. Vũ Hải Quân chia sẻ tại Diễn đàn

 Để tăng cường hiệu quả quản trị đại học, nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu, lãnh đạo các trường đại học Châu Á cũng cho rằng, cần tăng cường hợp tác, tận dụng thế mạnh, kinh nghiệm khác nhau của từng trường để cùng xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng trí tuệ nhân tạo mới nhất, đảm bảo tính ứng dụng cao nhất để đáp ứng yêu cầu phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trong khu vực Châu Á.

 >>> Xin mời quý vị đón xem Thời sự HTV lúc 20 giờ và Chương trình Thế giới 24G lúc 20 giờ 30 phút mỗi ngày trên kênh HTV9

 

Ý kiến của bạn:
Bài liên quan
(htv) - Ngày 05/10 (theo giờ địa phương), Israel đã lần đầu tiên tiến hành không kích vào một trại tị nạn của người Palestine ở miền Bắc Liban, khiến một lãnh đạo cánh vũ trang của Hamas và gia đình người này thiệt mạng.
(HTV) - Sáng 05/10, nhà Văn hóa Sinh viên phối hợp cùng các đơn vị tổ chức Ngày hội Tân sinh viên năm 2024 với chủ đề “Khát vọng sinh viên.”
(HTV) - Cơ quan Không gian châu Âu ESA đang chuẩn bị phóng tàu Hera trong tháng 10 này. Đây là sứ mệnh phòng thủ đầu tiên của ESA nhằm bảo vệ Trái Đất trước các mối đe dọa từ các tiểu hành tinh và thiên thạch.
(HTV) - Giữa lúc bom đạn ác liệt đang diễn ra ở thủ đô Liban, vẫn có các tình nguyện viên mạo hiểm đi giải cứu những con thú cưng bị chủ bỏ lại khi họ đi tránh chiến sự. Đây là những thành viên của Hiệp hội "Animals Lebanon".
(HTV) - Diễn đàn “Giáo dục về năng lượng tái tạo và biến đổi khí hậu” đã chính thức diễn ra. Sự kiện do Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam phối hợp cùng Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) và Hệ thống Giáo dục Victoria School tổ chức.
UBND TP.HCM vừa chấp thuận chủ trương đầu tư dự án cầu đi bộ qua sông Sài Gòn, nối Quận 1 - Thủ Thiêm với tổng vốn đầu tư gần 1.000 tỉ đồng.
(HTV) - Mới đây, một nghiên cứu tại Thụy Sĩ cho biết, tốc độ nói của con người có thể ảnh hưởng đến khả năng hiểu của loài chó.