Cần thiết ban hành luật nhà giáo để thúc đẩy nhà giáo cống hiến nhiều hơn cho sự nghiệp trồng người

THANH TUYỀN - MINH KHÔI - ANH DUY // TRUNG TÂM TIN TỨC HTV 4/4/2024, 10:35

(HTV) - Cần thiết có Luật Nhà giáo, trong đó phải chú trọng xây dựng chế độ, chính sách, phúc lợi cho nhà giáo để thôi thúc nhà giáo cống hiến nhiều hơn cho nền giáo dục nước nhà.

Nhà giáo cần có một đạo luật riêng để điều chỉnh hoạt động của mình

Có khoảng 1,6 triệu nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đang hoạt động trong hệ thống giáo dục quốc gia. Ngành giáo dục chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số biên chế công chức và biên chế sự nghiệp của đất nước, chiếm khoảng 43%.

Tuy nhiên, nhà giáo hiện không có một đạo luật riêng để điều chỉnh hoạt động của mình, mà phải tuân theo nhiều văn bản khác nhau như Luật Giáo dục, Luật Giáo dục đại học, Luật Giáo dục nghề nghiệp và Luật Viên chức năm 2010. Sự phân mảnh này không thể hiện đầy đủ vị thế, vai trò và đặc điểm của nghề nghiệp nhà giáo, gây ra một số khó khăn trong việc áp dụng các chính sách liên quan.

Luật nhà giáo cần gì để nâng cao vị thế và vai trò của đội ngũ giảng dạy?

Bộ Giáo dục và Đào tạo đang tiến hành xây dựng Luật Nhà giáo, với mục tiêu tăng cường vị thế và vai trò của nhà giáo, cung cấp một cơ sở pháp lý vững chắc và toàn diện để bảo vệ quyền lợi hợp pháp và chính đáng của họ.

Ông Vũ Minh Đức - Cục trưởng Cục nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo

Ông Vũ Minh Đức - Cục trưởng Cục nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo chia sẻ ''đó là chính sách về định danh, quyền và nghĩa vụ của nhà giáo. Thứ hai là chính sách về tiêu chuẩn, chức danh của nhà giáo. Thứ ba là tiêu chuẩn về tuyển dụng, sử dụng, chế độ làm việc của nhà giáo. Thứ 4 là đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nhà giáo. Thứ năm là quản lý nhà nước về nhà giáo. 5 chính sách lớn này đã được Chính phủ thông qua và trong quá trình xây dựng luật sẽ bám vào các đề cương này để xây dựng các điều Luật''.

Toàn cảnh buổi tọa đàm pháp luật về nhà giáo của một số quốc gia và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Các đại biểu nhấn mạnh rằng đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nhà giáo cùng chế độ và chính sách dành cho họ là các vấn đề quan trọng cần được tập trung trong quá trình xây dựng Luật Nhà giáo.

Thời gian ban hành pháp luật về nhà giáo của một số quốc gia 

Hiện nay, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều có quy định về nhà giáo, thường thể hiện thông qua các mô hình và hình thức khác nhau. Việc ban hành Luật Nhà giáo ở Việt Nam sẽ giúp cung cấp một môi trường làm việc tốt nhất cho nhà giáo, giúp họ có vị thế xứng đáng để đóng góp nhiều hơn cho sự nghiệp trồng người.

>>> Xin mời quý vị đón xem Thời sự HTV lúc 20 giờ và Chương trình Thế giới 24G lúc 20 giờ 30 phút mỗi ngày trên kênh HTV9

 

Ý kiến của bạn:
Bài liên quan
(HTV) - Chuyển đổi số trong nông nghiệp ở đô thị còn gặp nhiều rào cản.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã rất quan tâm và quyết liệt chỉ đạo coi "kỷ cương-trách nhiệm" như một động lực tăng trưởng nội tại của bộ máy quản lý, qua đó thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội.
Dự lễ khánh thành tuyến đường bộ nối đường cao tốc Hà Nội-Hải Phòng với đường cao tốc Cầu Giẽ-Ninh Bình, Thủ tướng đồng ý chủ trương và yêu cầu phấn đấu hoàn thành nâng cấp tuyến đường nối này lên cao tốc vào cuối năm 2025.
(HTV) - Nội các Thái Lan mới đây tuyên bố sẽ đóng cửa các cửa hàng miễn thuế ở khu vực nhập cảnh tại 08 sân bay quốc tế của nước này trong ít nhất một năm. Mục tiêu là nhằm khuyến khích du khách chi tiêu nhiều hơn tại các cửa hàng nội địa.
(HTV) - Vàng thế giới tiến sát mốc 2.400 USD/ounce, rút ngắn khoảng cách giữa giá vàng trong nước và thế giới về quanh ngưỡng 2,5 triệu đồng. Tăng 0,4% đủ để dầu Brent sánh bước với dầu WTI ghi nhận tuần tăng giá.
(HTV) - Lịch sử các lần tăng lương cho thấy giá cả đều "nối gót" tăng theo, bởi nhiều người lợi dụng chính sách này để đẩy giá hàng hóa, dịch vụ, làm ảnh hưởng đến đại đa số người tiêu dùng.
Công an TP.HCM phát hiện, ngăn chặn một nhóm đối tượng có hoạt động mua gom vàng miếng SJC tại các điểm bán vàng miếng bình ổn để trục lợi.