Cải thiện vấn nạn suy dinh dưỡng ở người bệnh nằm viện?

Sỹ Thành 8/8/2018, 16:38

Suy dinh dưỡng ở người bệnh trong thời gian nằm viện rất phổ biến trên thế giới. Tỷ lệ suy dinh dưỡng bệnh viện trung bình trên thế giới là 20 đến 40% tùy theo các loại bệnh tật.


 

Dinh dưỡng và tiết chế là một trong những nội dung quan trọng của Bộ tiêu chí chất lượng bệnh viện do Bộ Y tế ban hành nhằm nâng cao chất lượng phục vụ người bệnh nằm viện. Thực hiện tốt hoạt động dinh dưỡng tiết chế sẽ giúp người bệnh mau phục hồi sức khỏe, giảm nguy cơ nhiễm trùng bệnh viện, rút ngắn thời gian nằm viện và tiết kiệm chi phí điều trị. Đây là mục tiêu quan trọng của ngành y tế, là mục tiêu của Chiến lược Quốc gia về Dinh dưỡng của Việt nam.

Đến nay, hầu hết các bệnh viện tại TP.HCM và nhiều tỉnh thành đã thành lập khoa hoặc tổ Dinh dưỡng Tiết chế. Tuy nhiên, hoạt động dinh dưỡng tiết chế vẫn chưa thật sự có chất lượng. Nguyên nhân là do do hoạt động dinh dưỡng tiết chế chưa được quan tâm, trình độ chuyên môn của cán bộ y tế làm công tác dinh dưỡng tiết chế vẫn còn hạn chế; Các tiêu chuẩn đánh giá chưa thống nhất; việc cung cấp suất ăn bệnh lý còn nhiều khó khăn vì nhiều lý do: cơ sở vật chất hạn hẹp, thiếu nguồn nhân lực… Mức chất lượng dinh dưỡng tiết chế của hầu hết các bệnh viện còn thấp. Tỷ lệ người bệnh được can thiệp dinh dưỡng còn thấp dẫn đến suy dinh dưỡng phát hiện chậm, tỷ lệ suy dinh dưỡng bệnh viện ở mức cao.

Suy dinh dưỡng ở người bệnh trong thời gian nằm viện rất phổ biến trên thế giới. Tỷ lệ suy dinh dưỡng bệnh viên trung bình trên thế giới 20-40% tùy theo các loại bệnh tật. Theo nghiên cứu năm 2016 tại TP.HCM, tỉ lệ suy dinh dưỡng ở người bệnh nằm viện là 34.1%. Suy dinh dưỡng dẫn đến nhiều hậu quả với sức khỏe. 

Nhằm hỗ trợ các bệnh viện thực hiện tốt hoạt động dinh dưỡng tiết chế, đáp ứng Bộ tiêu chí chất lượng bệnh viện, Trung tâm Dinh dưỡng đã nỗ lực thực hiện công tác đào tạo liên tục cung cấp kiến thức và kỹ năng thực hành dinh dưỡng tiết chế cho cán bộ của các bệnh viện tại TP.HCM và các tỉnh thành lân cận; Trung tâm cũng đã cùng các chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu Việt Nam và các chuyên gia Úc thực hiện các hội thảo chuyên gia để đúc kết nên các dụng cụ chuẩn cho công tác sàng lọc, đánh giá tình trạng dinh dưỡng người bệnh, thiết lập thực đơn chuẩn cho người bệnh nằm viện… Các công cụ chuẩn đã được áp dụng tại một số bệnh viện và mang lại hiệu quả tích cực.

Hội nghị “Tăng cường chất lượng hoạt động dinh dưỡng tiết chế trong bệnh viện” với sự tham dự của lãnh đạo Bộ Y tế, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, Sở Y tế TP.HCM, đại diện tổ chức UNICEF tại Việt Nam, gần 500 đại biểu là lãnh đạo và trưởng phòng Quản lý chất lượng, trưởng khoa Dinh dưỡng Tiết chế các bệnh viện tuyến tỉnh của 32 tỉnh thành nhằm đánh giá thực trạng hoạt động dinh dưỡng tiết chế trong năm qua, các tiến bộ đã đạt được, nhận định các thách thức trong thực hiện tiêu chí chất lượng dinh dưỡng tiết chế và nuôi con bằng sữa mẹ tại các bệnh viện. 

Tại Hội nghị cũng đã giới thiệu tài liệu ”Hướng dẫn quy trình thực hiện công tác dinh dưỡng tiết chế”, cung cấp các kiến thức và công cụ chuẩn cho các bệnh viện trong việc thực hành tốt hơn công tác dinh dưỡng tiết chế như phiếu sàng lọc và đánh giá tình trạng dinh dưỡng người bệnh tại bệnh viện, phiếu đánh giá tình trạng dinh dưỡng trẻ em và phụ nữ mang thai nằm viện. 

Đặc biệt, hội thảo cũng đã giới thiệu Bộ thực đơn dinh dưỡng chuẩn cho người bệnh nằm viện là người lớn, Bộ thực đơn dinh dưỡng chuẩn cho người bệnh nằm viện là trẻ em, Bộ thực đơn dinh dưỡng chuẩn cho phụ nữ mang thai. Đây là công cụ hữu ích để các bệnh viện thực thi nhiệm vụ trong điều kiện thiếu nhân sự về tiết chế dinh dưỡng. Đã có 100 thực đơn dinh dưỡng bệnh viện dành cho người trưởng thành, trẻ em và phụ nữ mang thai được các chuyên gia có bề dày kinh nghiệm về dinh dưỡng, quản lý chất lượng, tiết chế và ẩm thực biên soạn dựa trên các hướng dẫn khoa học về dinh dưỡng tiết chế, mô hình dinh dưỡng tiết chế tại một số quốc gia tiên tiến và thực tiễn Việt Nan.

Bộ tài liệu Hướng dẫn thực hành dinh dưỡng tiết chế trong bệnh viện được xây dựng đáp ứng các tiêu chí về dinh dưỡng trong Bộ Tiêu chí Chất lượng Bệnh viện phiên bản 02 năm 2016 do Bộ Y tế ban hành. Bộ tài liệu hướng dẫn này được xây dựng để góp phần nâng cao chất lượng công tác dinh dưỡng tiết chế trong bệnh viện từ đó nâng cao chất lượng công tác điều trị tại bệnh viện.

Các bệnh viện cũng đã sôi nổi trao đổi các kinh nghiệm quí báu trong quá trình thực hiện hoạt động dinh dưỡng tiết chế. 


Ý kiến của bạn:
Bài liên quan
(HTV) - Đồng bằng sông Cửu Long đang nỗ lực phát triển năng lượng xanh, vượt qua các thách thức để khai thác tiềm năng năng lượng tái tạo, góp phần thúc đẩy tăng trưởng bền vững.
(HTV) - TP.HCM đang thúc đẩy các sáng kiến kinh tế xanh và giải pháp phát triển bền vững nhằm đạt mục tiêu trung hòa carbon và ứng phó với biến đổi khí hậu.
(HTV) - Đoàn công tác Sở Nội vụ TP.HCM đã làm việc với Sở Nội vụ tỉnh Long An để trao đổi kinh nghiệm về cải cách hành chính và nâng cao sự hài lòng của người dân đối với cơ quan hành chính Nhà nước.
Bản cập nhật iOS 18.2 sắp được phát hành công khai không chỉ mang đến nhiều chức năng mới từ Apple Intelligence mà còn mang đến một điều chưa từng xảy ra.
(HTV) - Giá vàng toàn cầu đã tăng mạnh vào tuần này, đánh dấu mức tăng hàng tuần tốt nhất trong 20 tháng do nhu cầu tìm nơi trú ẩn an toàn. Giá xăng dầu thế giới tuần này bật tăng hơn 5%, lấy lại được gần hết những “mất mát” từ đầu tháng.
(HTV) - Mới đây, các nhà khoa học tại Austrailia và Thụy Sĩ đã tìm ra được bằng chứng lâu đời nhất về hoạt động của nước nóng trên sao Hỏa. Phát hiện này sẽ bổ sung dữ liệu hiện có về việc, hành tinh này có thể đã từng có sự sống trong quá khứ.
(HTV) - Trong ngày 23/11, quân đội Israel đã không kích hàng loạt vào nhiều địa điểm tại Liban, khiến hàng chục người thương vong.