Phim tài liệu: Thành phố đa sắc màu - Dân tộc Mường

Người Mường có cùng nguồn gốc với người Việt cổ, cư trú ở nhiều tỉnh phía Bắc, đông nhất ở tỉnh Hòa Bình và một số huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa. Theo tiến trình lịch sử của đất nước, một số người Mường di cư đến các thành phố lớn, trong đó có TP.HCM.

Góp mặt trong thành phố đa sắc tộc TP.HCM là dân tộc Mường 

Theo số liệu điều tra 54 dân tộc thiểu số năm 2019, có khoảng 1.452.095 người Mường sinh sống tại các tỉnh thành trên cả nước. Người Mường có cùng nguồn gốc với người Việt cổ, cư trú ở nhiều tỉnh phía Bắc, tập trung đông nhất ở tỉnh Hòa Bình và một số huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa.

Theo tiến trình lịch sử của đất nước, một số người Mường di cư đến các thành phố lớn, trong đó có TP.HCM. Dân tộc Mường có nhiều đóng góp trong công cuộc xây dựng, bảo vệ đất nước.

Một trong những những tên tuổi nổi bật là nhà văn - nhà văn hóa Quách Điêu, bút danh là Đồ Gàn (1886-1951). Tên của ông được đặt cho một con đường ở TP.HCM như một sự tri ân của thế hệ sau trân trọng những thành quả mà ông đã cống hiến cho trong quá trình lịch sử cách mạng của dân tộc. 


Nhà văn Quách Điêu được đặt tên cho một con đường ở TP.HCM

Người Mường rất son sắt và kiên trung với cuộc kháng chiến, họ sẵn lòng rời bỏ quê hương vào Nam kháng chiến và rồi chọn mảnh đất mang tên Bác làm quê hương thứ hai. Bất cứ nơi nào người Mường sinh sống, họ sẽ đều tạo nên một không gian văn hóa đậm chất dân tộc, thấm đẫm tình quê và sắt son một niềm tin với Đảng, với Bác Hồ.

Trong khi ba nhóm dân tộc lớn tại TP.HCM: Chăm, Khmer, Hoa thường sinh sống theo cộng đồng, trong một khu vực thì dân tộc Mường có nguồn gốc phía Bắc sinh sống khá độc lập. Và trong lòng thành phố hiện đại nhất miền Nam này, sức sống văn hóa dân tộc phía Bắc vẫn giữ nét đẹp lung linh qua điệu múa của các cô gái Mường; qua cuộc trò chuyện bằng ngôn ngữ riêng; qua những trang phục thổ cẩm...

Thế hệ người đi trước luôn khát khao được truyền lại cho người trẻ nét đẹp, nét đặc sắc của những điệu dân vũ bản làng, mong sao thế hệ tiếp nối sẽ vẫn giữ được bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc mình. 

Ẩm thực là một trong những nét đặc sắc của văn hóa dân tộc Mường

Không thể không kể đến ẩm thực đặc sắc khi nhắc đến dân tộc Mường. Một số món ăn tiêu biểu làm nên tên tuổi của ẩm thực xứ Mường đó là thịt luộc, măng chua nấu thịt gà, thịt trâu nấu lá lồm, cá nước cơm lam canh đắng...

Có thể nói, dù mộc mạc và giản dị, nhưng những giá trị văn hóa đặc sắc của dân tộc Mường luôn được bao thế hệ, dù ở bất cứ nơi nào, đều cố gắng gìn giữ, bảo tồn, từ đó tạo nên sức sống mãnh liệt, bền lâu trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. TP Thủ Đức là một trong các địa phương có đông các đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, chính vì vậy việc tạo mối quan hệ đoàn kết giữa các dân tộc anh em tại TP.HCM luôn bền vững, cùng phấn đấu, cùng phát triển.

Trong cơn bão hội nhập đa văn hóa, được thấy rõ nhất tại thành phố nhiều sắc tộc này, các dân tộc thiểu số đều có những băn khoăn về việc giữ gìn nét văn hóa đặc trưng của dân tộc mình. Thấu hiểu điều này, TP.HCM luôn có những chính sách, những hoạt động, phong trào để bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc. 

Tuần sau, trên kênh HTV9, quý khán giả có thể tiếp tục đón xem những thước phim tư liệu quý khác trong các phim dưới đây.

8g ngày 22/1 - Phim tài liệu "Một chữ tâm" - Tập 1
8g ngày 23/1 - Phim tài liệu "Một chữ tâm" - Tập 2
8g ngày 24/1 - Phim tài liệu "Một chữ tâm" - Tập 3
8g ngày 25/1 - Phim tài liệu "Thành phố hai tầng"
8g ngày 26/1 - Phim tài liệu "Lặn biển"
8g ngày 27/1 - Phim tài liệu "Chuyện một người vẽ tranh"

Thiên Bình