Chamber music là thể loại nhạc được chơi bởi một nhóm nhỏ, nơi mà mỗi nghệ sĩ thể hiện được tính cách độc đáo riêng của mình. Chương trình phát sóng lúc 15g20 ngày 11/8 trên HTV9.
Nghệ sĩ violon Lê Minh Hiền
Gõ cửa âm nhạc giới thiệu những tác phẩm âm nhạc nổi tiếng thuộc thể loại Chamber music (Nhạc thính phòng) của các nhà soạn nhạc nổi tiếng bậc nhất thế giới: Bản La Rejouissance (nhà soạn nhạc: Handel). Chương 1 bản Piano trio Op 1, No 3 (Beethoven). Bản Sonata cho Violin & Harp (Donizetti). Tác phẩm Rafaga (J. Turina)... qua phần biểu diễn của các nghệ sĩ: Lê Minh Hiền (violon), Nana Ishizaki (đàn harp), nhóm Saigon Chamber music...
Bên cạnh đó, khán giả còn được nghe tiến sĩ Nguyễn Bách - Hội viên Hội Nhạc sĩ Việt Nam giới thiệu sâu về thể loại nhạc Chamber music và sự ảnh hưởng của nó đến đời sống con người.
Tiến sĩ Nguyễn Bách - Hội viên Hội nhạc sĩ Việt Nam
Chamber music
Chamber music là thể loại nhạc được chơi bởi một nhóm nhỏ, nơi mà mỗi nghệ sĩ thể hiện được tính cách độc đáo riêng mình. Âm nhạc được dẫn bởi sự ăn ý giữa người chơi mà không cần người chỉ huy. Ví dụ của dàn chamber là bộ ba piano (violin, cello, piano), bộ ba nhạc cụ hơi, tứ tấu dây và ngũ tấu brass.
Thâm chí, chamber còn có sự tham gia của một người chơi jazz. Chamber còn có sự kết hợp của những nhạc cụ khác, như sáo và hai guitar, hoặc ba clarinet, viola và piano.
Chơi nhạc thính phòng đòi hỏi kỹ năng đặc biệt cả về âm nhạc và xã hội, khác với các kỹ năng cần thiết để chơi solo hoặc tác phẩm giao hưởng. Nhạc thính phòng trong kỷ nguyên lãng mạn (khoảng năm 1820 đến khoảng năm 1900) có xu hướng tuân theo các truyền thống cổ điển. Các nhà soạn nhạc thường sử dụng cấu trúc sonata 4 chương và tứ tấu đàn dây tiếp tục là một lối kết hợp nhạc cụ được ưa thích.
Khi các nhà soạn nhạc tìm cách thể hiện cảm xúc mãnh liệt trong tác phẩm của mình, các tác phẩm đề cao piano, chẳng hạn như Trout Quintet (1819) của nhà soạn nhạc Áo - Franz Schubert và Ngũ tấu Piano giọng Pha thứ (1864) của nhà soạn nhạc Đức - Johannes Brahms, trở nên phổ biến, bởi piano sở hữu phạm vi cường độ và sắc thái lớn hơn các nhạc cụ thính phòng khác.
Những buổi biểu diễn nhạc thính phòng trước công chúng cũng trở nên phổ biến và các nhà soạn nhạc thường sáng tác nhạc thính phòng với dự tính để biểu diễn trước công chúng, vì vậy, nó làm thay đổi chức năng ban đầu của nhạc thính phòng.
Nhà soạn nhạc George Frideric Handel
George Frideric Handel được ghi nhận là một trong những nhà soạn nhạc vĩ đại nhất của mọi thời đại. Di sản âm nhạc mà Handel để lại khá đồ sộ. Theo những gì người ta thống kê được thì sinh thời, Handel đã sáng tác hơn 42 vở opera, 20 bản oratorio, hơn 120 bản cantata, tam tấu và song tấu, nhiều bản aria, nhạc thính phòng... Trong đó, nổi tiếng nhất vẫn là vở nhạc kịch Messiah - một trong những bài Thánh ca nổi tiếng mà chúng ta thường nghe trong mùa Giáng sinh.
Các trích đoạn từ vở nhạc kịch này, như hợp xướng Halleluja, I know that my Redeemer liveth... thường xuyên được biểu diễn như những tác phẩm độc lập. Các nhà nghiên cứu âm nhạc đã không hề quá lời khi nhận định rằng, trong hơn 250 năm qua, không năm nào là không có ít nhất một lần tác phẩm này được trình diễn trong bầu không khí trang trọng.
Ngoài ra, tác phẩm La Rejouissance là một thể loại thính phòng độc đáo, chiếm lĩnh trái tim của người yêu nhạc Chamber music thời kỳ lãng mạn.
Nhà soạn nhạc George Frideric Handel
Nhà soạn nhạc Franz Schubert
Franz Schubert (1797 - 1828) là nhà soạn nhạc vĩ đại người Áo, sở hữu khả năng thiên phú về âm nhạc, là bậc thầy về kết cấu của giai điệu và ca từ. Ông được biết đến là một trong bốn trụ cột vĩ đại của Chủ nghĩa cổ điển – cùng với Haydn, Mozart và Beethoven.
Mặc dù âm nhạc của ông đã trở thành một phần quan trọng trong đời sống tinh thần của chúng ta ngày nay, nhưng trong suốt cuộc đời ngắn ngủi của mình, ông được xem như một người ở ngoại vi của dòng nhạc chính thống như Beethoven.
Thời đó, ở Viennese nồng nhiệt đón nhận những sáng tạo mới nhất của ông, nhưng theo nhà nghiên cứu âm nhạc người Anh Donald Tovey, tác giả cuốn từ điển âm nhạc nổi tiếng của thập niên 1830 chứa “5 Schubert, nhưng Franz Schubert không nằm trong số đó”.
Việc khám phá lại Schubert ở thế kỷ 19 nhanh chóng và toàn diện. Khoảng 10 năm sau khi ông qua đời, Robert Schumann phát hiện ra một cái rương chứa một số tác phẩm vĩ đại nhất của Schubert.
Trong suốt 16 năm sự nghiệp của mình, ông đã để lại cho nhân loại khoảng 650 tác phẩm. Trong đó, tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là Piano Quintet (Ngũ tấu Piano). 9 bản giao hưởng, các bản sonata, ballet, tứ tấu đàn dây và các vở opera...
Nhà soạn nhạc Franz Schubert
Tuấn Minh