Nếu không có áp lực các em sẽ khó lòng vượt qua được những ngưỡng của bản thân để phát triển tốt hơn. Chỉ khi áp lực thái quá mới gây hậu quả xấu đến tinh thần, thể chất của các em.
Những nguồn khởi phát áp lực khách quan phổ biến là gia đình, nhà trường và thậm chí là truyền thông và Internet. Trong đó, nhiều trường học và các bậc phụ huynh luôn chỉ nhìn vào kết quả mà học sinh đạt được, không quan tâm tới quá trình rèn luyện của các en để thấy sự nỗ lực và phù hợp. Chính vì vậy, nhiều học sinh đã không tìm được tiếng nói chung với người thân và thầy cô của mình.
Trong khi đó, nguồn phát khởi chủ quan xuất phát từ chính bản thân các em học sinh. Các em tự tạo áp lực cho chính mình khi luôn trong trạng thái học tập căng thẳng, sợ thi rớt, sợ thua kém bạn bè.
Tóm lại, bất kể nguồn khởi phát áp lực từ đâu thì các em học sinh đang ở độ tuổi phát triển cũng bị ảnh hưởng không nhỏ. Khi đó, hậu quả các em nhận được nếu nhẹ thì suy nhược thần kinh nặng hơn thì rối loạn tâm thần.
Cách vượt qua áp lực thi cử:
- Ghi chú trên lớp: Khi ghi chú tập trung ghi nhanh những từ khóa và ý chính hơn là cố gắng chỉnh sửa chính tả. Xem lại ghi chú hàng tuần sẽ giúp các bạn tiếp thu các tài liệu và chuyển nó vào trí nhớ dài hạn. Đến lúc thi bạn sẽ cảm thấy tốt hơn nhiều vì đã được chuẩn bị trước
- Quản lí thời gian khôn ngoan: Đừng cố nhồi nhét vào những phút cuối trong kì thi mà hãy chia thời gian học thành nhiều khoảng nhỏ trong nhiều ngày hoặc nhiều tuần
- Nghỉ ngơi thường xuyên: Trung bình bộ não con người chỉ có thể tập trung vào một nhiệm vụ hiểu quả trong vòng 45 phút nên các em phải vừa học vừa thư giãn đầu óc
- Thưởng cho thành tích đạt được: Nếu cảm thấy căng thẳng về kì thi, đừng quên tự thưởng cho mình trong giờ học để động viên bản thân tiếp tục học
- Chế độ nghỉ ngơi hợp lí: Bổ sung chất dinh dưỡng, ngủ đủ và ăn uống lành mạnh
Kha Đồng