Chưa kịp trang điểm, các "bậc thầy" đã bị tiếng còi của "cóc chủ" Trường Giang làm tỉnh giấc. Trong lúc vẫn còn mơ màng, các nghệ sĩ phải thực hiện những động tác thể dục liên hoàn buổi sáng để được ăn sáng.
Khi trời vừa sáng, gương mặt các “bậc thầy” vẫn còn lờ đờ vì chưa kịp chuẩn bị nhưng đã phải ra sân tập thể dục để có thể được ăn sáng ngon lành. Thử thách dành cho các “bậc thầy” chính là tạo hình những tư thế khó có trên bảng mẫu, tư thế càng khó càng nhiều điểm. Người thành công, kẻ thất bại đã cùng nhau tạo nên những màn tạo dáng đầy hài hước.
Những gương mặt lờ đờ sáng sớm
Những bài tập thể dục rộn rã tiếng cười
Tại Làng Nương Yên Tử, các “bậc thầy” tiếp tục tham gia một trò chơi khác mang tên “Nói sao thì nói”, mỗi đội sẽ có 4 đề thi và nhận 2 chữ cái bất kỳ, từ đó tạo ra một từ khóa. Có từ khóa, cả đội phải diễn tả bằng hành động để đồng đội đoán đáp án trong 1 phút 30 giây, nếu không thành công trong 3 lần trả lời thì quyền trả lời thuộc về đội đối thủ.
Hào hứng tiếp nhận thử thách mới
Các “bậc thầy” được chia làm hai đội “Đầu hũ” và “Đuông dừa”. Đội Đầu Hũ tự tin giành quyền chơi trước, thế nhưng trò chơi không hề dễ nên đã khiến tổ đội Đầu Hũ gặp nhiều khó khăn. Sau khi ngồi cười hả hê, đội Đuông Dừa cũng gặp bế tắc sau 2 lượt chơi. Từ đây, cả hai đội đã tạo nên nhiều tiếng cười bằng những hành động, ngôn ngữ hình thể “trời ơi đất hỡi”. Tổng hợp kết quả, đội Đầu Hũ giành chiến thắng 2-1, sao chép vật phẩm của Mạc Văn Khoa.
Các "bậc thầy" cùng nhau tạo nên những khoảnh khắc vui nhộn
Tiếp nối chủ đề về thể dục thể thao, hai đội chơi tiếp tục tham gia "giải đấu cầu lông mở rộng" khi sử dụng các dụng cụ hết sức đa dạng để đánh cầu. Tuy không có sự xuất hiện của vợt cầu lông chuyên dụng hay sở hữu trình độ chuyên môn cao, thế nhưng các "bậc thầy" đã cống hiến những lượt trận hấp dẫn và nghẹt thở, xen lẫn những tình huống hài hước đến cho khán giả, hơn hết là tinh thần hết mình vì bữa ăn ngon.
Những trận đấu cầu nảy lữa vì bữa tối thịnh soạn
Duy Dương