Hiện nay, trong công cuộc đổi mới, thực hiện Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế có nhiều thuận lợi to lớn, nhưng cũng lắm nguy cơ, thách thức phức tạp, hơn lúc nào hết chống chủ nghĩa cá nhấn là vấn đề đã và đang đặt ra bức thiết.

Trong quá trình xây dựng, phát triển hội nhập ngày càng sâu và toàn diện vào nền kinh tế thế giới, những mặt trái của cơ chế thị trừơng xuất hiện ngày càng nhiều và tinh vi hơn tác động mạnh đến việc xây dựng phát triển kinh tế, tác động đến công tác xây dựng Đảng, tác động trực tiếp vào đội ngũ đảng viên và cán bộ lãnh đạo, quản lý.
Trong quá trình thực hiện cuộc vận động học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh việc ngăn chặn, chống CNCN đã và đang là vấn đề cấp bách của toàn xã hội. Chúng ta thấy rằngviệc xây dựng qui chế, qui định, kỷ cương, kỷ luật ngày càng chặt chẽ và được chú ý nhưng việc thực hiện chưa thật sự được mỗi cấp, mỗi ngành, mỗi lĩnh vực và mỗi cán bộ đảng viên tuân thủ một cách nghiêm túc và triệt để.
Để nhận diện ra được, đề ra biện pháp đề phòng và chống một cách triệt để nhất, chúng ta phải nhìn nhận CNCN nó như thế nào?
Dưới góc độ tìm hiểu, nghiên cứu xin nêu ra một số hình thức biểu hiện của Chủ nghĩa cá nhân.
CNCN biểu hiện dưới nhiều hình thức, trong mọi khía cạnh, mọi lĩnh vực, nhưng tựu trung có thể thấy, người mang tư tưởng CNCN là muốn mọi người vì mình, muốn mình là “trung tâm”, “trong đầu luôn thể hiện cái tôi là trên hết” và không muốn ai hơn mình; đòi hưởng thụ, đòi thỏa mãn ham muốn cá nhân; không muốn khổ trước, sướng sau mọi người. Bác Hồ đã chỉ ra “Họ yêu cầu hưởng thụ, yêu cầu nghỉ ngơi, họ muốn lựa chọn công tác theo ý thích cá nhân mình, không muốn làm công tác mà đoàn thể giao phó cho họ. Họ muốn địa vị cao, nhưng lại sợ trách nhiệm nặng” từ những phân tích đó Bác cũng chỉ ra những ai như thế, những cá nhân có tư tưởng như vậy là bị CNCN thao túng “dần dần tinh thần đấu tranh và tính tích cực của họ bị kém sút, chí khí anh dũng và phẩm chất tốt đẹp của người cách mạng cũng kém sút; họ quên rằng tiêu chuẩn số một của người cách mạng là quyết tâm suốt đời đấu tranh cho Đảng cho cách mạng” từ đó chúng ta thấy rằng trong nền kinh tế thị trường, những mặt trái của cơ chế sẽ tác động vào mỗi người trong từng lúc, từng nơi, tác động vào mọi ngõ ngách cuộc sống, nếu không có quan điểm lập trường vững vàng, thì không sao tránh khỏi, sẽ bị sa ngã là điều tất yếu.
CNCN còn là thái độ kiêu ngạo, công thần, quan liêu, Bác chỉ ra: một số ít đảng viên bị CNCN trói buộc…họ phê bình người khác mà không muốn người khác phê bình họ; họ không tự phê bình hoặc phê bình không thật thà, nghiêm chỉnh; họ sợ tự phê bình sẽ mất thể diện, mất uy tín. Họ không lắng nghe ý kiến của quần chúng, họ xem khinh những cán bộ ngoài Đảng. Ta thấy, tự cá nhân những cán bộ như vậy đã đánh mất niềm tin của mọi người. Bản thân những người đó tự xem mình cái gì cũng giỏi, xa rời quần chúng, không muốn học hỏi quần chúng, mà chỉ muốn làm thầy thiên hạ, họ mắc bệnh quan liêu, mệnh lệnh. Những người như vậy còn tự cho mình được quyền hành động tự do, vô tổ chức, Bác nêu rõ: những đối tượng cán bộ như thế làm giảm sút niềm tin, ngăn trở sự nghiệp của Đảng, cản trở bước đi lên của Cách mạng. Trong giai đoạn hiện nay, đó là tình trạng không chấp hành chỉ thị, nghị quyết, trên bảo dưới không nghe; hoặc mặc dù được phổ biến quán triệt vì sự nghiệp chung, tổng thể, nhưng khi thực hiện lại nửa vời, làm qua loa, đại khái, chiếu lệ. Như phân tích, CNCN có lúc biểu hiện một cách tinh vi, kín đáo, nhưng cũng có những lúc thể hiện một cách trắng trợn, lộ liễu, từ đó Bác nói: CNCN nó làm cho một số cán bộ, đảng viên xa rời Đảng, thậm chí phá hoại chính sách, kỷ luật của Đảng; làm cho một số cán bộ, đảng viên tha hóa, mất phẩm chất, đạo đức. Dẫn đến đẻ ra hàng trăm thứ “bệnh nguy hiểm”: bè phái, quan liêu, mệnh lệnh, chủ quan, tham ô, lãng phí…dẫn đến mất lòng tin của dân đối Đảng, đối với chế độ.
Để chống lại CNCN,Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy rằng: Đối với tự mình, đừng tự mãn, tự túc; nếu tự mãn, tự túc thì không tiến bộ; phải tìm tòi, học hỏi cầu tiến bộ; đừng kiêu ngạo, học lấy điều hay của người. Đối với công việc; việc gì cũng phải điều tra cho rõ ràng, xem xét kỹ, khi thực hiện phải làm đến nơi đến chốn, chống tư tưởng nửa vời, được chăng hay chớ, trước hết phải nghĩ cho kỹ, có việc làm trước mắt có hiệu quả, nhưng về sau không có lợi. Đối với đồng chí phải thân ái với nhau, không che đậy những điều dở; học lấy cái tốt; không tranh giành ảnh hưởng của nhau; không ghen ghét đố kỵ và khinh kẻ không bằng mình. Bỏ lối hiếu danh, hiếu vị…Đối với nhân dân, phải biết lắng nghe và cố gắng nghe được nhiều thứ, phải hiểu được nguyện vọng của nhân dân, biết được sự cực khổ của dân; phải tôn kính dân, phải làm gương, mọi cán bộ phải lấy dân làm gốc. Trong giai đoạn hiện nay tỉnh Bình Định đã và đang cùng cả nước bước vào hòa nhập với nền kinh tế thế giới thì mỗi cán bộ, công chức, mỗi đảng viên phải thật sự xây dựng là người “trung thành, sáng tạo, tận tụy, gương mẫu” nghĩa là:
Thứ nhất: Trung thành với mục tiêu, lý tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam; kiên định lập trường của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Nói và làm đúng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Không ngừng học tập, rèn luyện nâng cao phẩm chất, đạo đức, nhận thức chính trị của người cán bộ, công chức, viên chức; tích cực đấu tranh phê bình và tự phê bình.
Thứ hai: Nắm vững và vận dụng sáng tạo chủ trương,đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào hoạt động thực tiễn. Tìm tòi nghiên cứu, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, công nghệ; việc với năng suất, chất lượng và hiệu quả cao nhất. Tích cực học tập, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, làm chủ các thiết bị khoa học, kỹ thuật và công nghệ hiện đại trong quá trình thực thi công vụ.
Thứ ba: Khi thực thi công vụ phải tận tụy hết mình, thực hiện mình vì mọi người; không lợi dụng vị trí, chức vụ được giao gây phiền hà, sách nhiễu nhân dân. Nêu cao tinh thần trách nhiệm, hết lòng phụng sự tổ quốc, phục vụ nhân dân, thực hiện lời dạy của Bác Hồ “cán bộ là công bộc của nhân dân”. Hoàn thành tốt công việc được giao với chất lượng tốt nhất, đảm bảo thời gian, tiến độ theo yêu cầu nhiệm vụ.
Thứ tư: Gắn bó mật thiết với nhân dân, đồng nghiệp; sống trong sạch, lành mạnh, giản dị, tiết kiệm. Tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước và hành động cách mạng. Đoàn kết xây dựng cơ quan, đơn vị vững mạnh; xây dựng gia đình văn hóa; kiên quyết đấu tranh chống các biểu hiện tham nhũng, lãng phí, cửa quyền, quan liêu và các tệ nạn xã hội; tích cực tham gia các hoạt động xã hội.
Chúng ta thấy rằng trong quá trình lãnh đạo xây dựng, phát triển kinh tế, xã hội Đảng ta đã, đang và rất coi trọng quán triệt học tập tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh về chống CNCN; đây là nhiệm vụ cực kỳ bức thiết, có ý nghĩa to lớn nhiều mặt và là một công việc tất yếu của cách mạng. Không thể khác - nếu muốn giữ vững là một Đảng chân chính của giai cấp công nhân, để xây dựng thành công CNXH; bởi vậy hơn lúc nào hết, mỗi đảng viên, cán bộ phải triệt để chống CNCN, đem hết toàn tâm, toàn trí và toàn lực cống hiến xây dựng đất nước nói chung và tỉnh Bình Định đi lên.
Với nhìn nhận của cá nhân về những biểu hiện của Chủ nghĩa cá nhân và những nghiên cứu để góp phần chống tư tưởng CNCN trong giai đoạn hiện nay; xin nêu ra để cùng nghiên cứu, trao đổi.
Nguồn: hdtdkt.hochiminhcity.gov.vn