Sau khi sáp nhập với Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu, TP.HCM không chỉ mở rộng không gian phát triển mà còn có cơ hội hình thành một vùng du lịch liên kết, đủ sức cạnh tranh trong khu vực.

Toàn cảnh Vũng Tàu nhìn từ trên cao, nổi bật với đường bờ biển uốn cong và không gian đô thị ven biển
Bà Rịa, Vũng Tàu, Côn Đảo chỉ cách trung tâm TP.HCM khoảng 100km. Đây là những điểm đến có tiềm năng mạnh về du lịch MICE, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, du lịch tâm linh, thể thao biển. Nay, tất cả đã nằm trong cùng một hệ thống quản lý, giúp tạo sức hút mới cho khách trong và ngoài nước.

Trung tâm TP.HCM rực rỡ ánh đèn, khẳng định vị thế đô thị lớn với tiềm năng thu hút khách du lịch
Doanh nghiệp kỳ vọng việc sáp nhập giúp giảm thủ tục hành chính. Xin phép tổ chức tour tuyến sẽ thuận tiện hơn, thay vì qua nhiều tỉnh như trước. Các sản phẩm gắn với làng nghề, trải nghiệm cộng đồng hay kết hợp tàu biển, metro cũng sẽ được khai thác tối ưu.
Ngành du lịch TP.HCM đặt mục tiêu tăng trưởng mạnh sau sáp nhập. Đến năm 2025, Thành phố kỳ vọng tăng 30–40% khách quốc tế, 15–20% khách nội địa. Doanh thu từ sản phẩm biển, công nghiệp, tàu biển có thể tăng gấp đôi.

Tàu cá và tàu hàng hoạt động tấp nập, phản ánh sức sống kinh tế biển và tiềm năng du lịch
Thành phố cũng thúc đẩy chuyển đổi số, phát triển du lịch xanh trong toàn bộ quá trình quản lý và vận hành. Năm nay, lễ hội Sông nước sẽ được điều chỉnh tổ chức vào tháng 12, với quy mô lớn hơn, gắn kết thêm các địa phương sáp nhập.
TP.HCM dự kiến đón khoảng 69,5 triệu lượt khách trong năm, doanh thu khoảng 520.000 tỷ đồng. Đây là nền tảng để khẳng định thương hiệu du lịch thành phố trên bản đồ khu vực.
Email:
Mã xác nhận: