
Cảnh trong phim "Pokémon"
Điều gì đã thay đổi?
Rất nhiều thứ, từ quan niệm, sở thích, văn hoá… đến lối trưng bày các thể loại phim trong cửa hàng cho thuê băng đĩa.
KHU VỰC RIÊNG BIỆT TRONG CỬA HÀNG CHO THUÊ BĂNG ĐĨA
Nhưng không phải phim “hoạt hình đến từ Nhật” nào cũng là Anime. Cùng thời điểm đó, ngành công nghiệp phim khiêu dâm Nhật Bản phát triển rầm rộ, phim bằng hình vẽ trở thành một kênh tiếp thị hữu ích. Do chúng và Anime đều là “hoạt hình” đương nhiên phải được xếp kề nhau.
Cảnh trong phim "Sailor Moon (Thủy thủ mặt trăng)"
Quả thật, ngày đó, hệ thống phân loại độ tuổi chưa thật sâu sát, phim khiêu dâm sẽ không được dán nhãn cảnh báo rõ ràng nếu bìa in bên ngoài không để lộ da thịt nhân vật. Ở Nhật, hoạt hình khiêu dâm khi ấy đã khá phổ biến, nhưng tại Mỹ và nhiều nước khác, hoạt hình vẫn được xem là phim trẻ em. Dẫn đến kha khá vụ nhầm lẫn khiến nạn nhân muốn “độn thổ” chỉ vì một bộ phim người lớn bằng hình được xếp cạnh Anime Pokémon. Nghiêm trọng hơn, sự cẩu thả ấy từng khiến công chúng phương Tây vô cùng ác cảm với Anime, làm thu hẹp thị trường của mảng phim thực chất rất giá trị này. Chỉ đến khi Internet phổ biến hơn, những hiểu lầm dần được dẹp bỏ, nhất là khi các chủ cửa hàng dọn dẹp hẳn một kệ riêng cho Anime, mọi thứ được đặt nền móng để thay đổi.
Do đó, Anime khiến khán giả từ nhỏ đến lớn phấn khích nhưng làm những nhà kiểm duyệt sợ hãi. Bởi cốt truyện từng tập được kết dính với nhau và với các yếu tố bạo lực quá chặt chẽ, công tác cắt gọt không thể chỉ dừng ở mức độ phân cảnh, mà gần như phải thay đổi cả nội dung, cả tinh thần loạt phim. Người biên tập phải “xén” từng khung hình, thỉnh thoảng phải bỏ hẳn một tập phim, rồi chủ động đưa vào những lý giải khác thông qua lời thoại. Vì lẽ đó, nếu bạn xem Anime tại Mỹ, rất có thể cái bạn xem không phải Anime.
Cảnh trong phim "One Piece (Đảo hải tặc)"
Một trong những ví dụ nổi tiếng nhất là trường hợp của One Piece (Đảo hải tặc), phỏng theo bộ truyện tranh cùng tên, được ca ngợi là một trong những Manga xuất sắc nhất Nhật Bản. Khi đến Mỹ, One Piece chẳng còn là One Piece nữa. Nhà Đài không chỉ bỏ hẳn vài chục tập, thay điếu thuốc trên tay nhân vật bằng kẹo que… mà còn viết lại thoại cho những câu nói hơi nhuốm màu bạo lực.
Đến đây, nhiều bậc phụ huynh hẳn đang gật đầu đồng tình cách làm của bộ phận kiểm duyệt, nhưng thực chất có nhiều cách khác để bảo vệ con em mình, ngay cả loại hẳn Anime khỏi danh mục dành cho trẻ, còn hơn cứ lấy về, phát sóng mà cố tình gạn lọc hết những đặc trưng văn hóa Nhật, những tinh túy, những mảng tâm hồn Nhật sâu thẳm, cố tình biến Anime thành loại phim hoạt hình bình thường, đại trà, rồi quy chụp rằng Anime không có gì nổi bật.
Cảnh trong phim "Tonde Buurin (Hiệp sĩ lợn)"
May mắn hoặc đáng buồn thay, mức độ bạo lực ngày nay được định nghĩa rất khác. Dù là phim Mỹ hay Nhật hay từ bất kỳ đâu, máu me, chết chóc, đánh đấm… đã được cân nhắc đưa vào phim hoạt hình với mức độ kiểm soát gắt gao, chọn lọc. Khi khoảng cách đã rút ngắn, Anime đương nhiên toả sáng hơn nhờ chất lượng, tinh thần, bề dầy truyền thống và nội dung đặc sắc không thể sao chép.
Các tập “ngoại truyện” đã chứng minh khả năng sáng tạo phi thường của những nhà sản xuất Anime. Họ ngoài việc cân bằng cốt truyện chính, phân nhánh cốt truyện phụ, còn phải vẽ ra đủ mọi lý lẽ để kết nối Anime và Manga, dự đoán luôn kết cuộc Manga đó và đưa ra các phương án nếu kết thúc hai bên khác hẳn nhau.
Cảnh trong phim "Dragon Ball Z (Bảy viên ngọc rồng)"
Email:
Mã xác nhận: