Trong thời đại số hóa, không gian mạng đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống. Thế nhưng, ẩn chứa trong đó là những cạm bẫy tinh vi, đặc biệt là một hành vi tội phạm mới đang gây hoang mang dư luận: "bắt cóc... online".
Trình tự chiêu trò lừa đảo của các tội phạm
Nghe có vẻ phi lý, nhưng thực chất, đây không phải là một vụ án bắt cóc thông thường, mà là một thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản cực kỳ nguy hiểm, đánh vào tâm lý hoảng sợ và thiếu kinh nghiệm của nhiều nạn nhân, đặc biệt là giới trẻ, sinh viên.
Bóc trần chiêu trò "bắt cóc.. online": Nạn nhân sinh năm 2004 suýt mất trắng 750 triệu đồng
Ngay khi tiếp nhận tin báo về những trường hợp nghi bị "bắt cóc online", Phòng Cảnh sát hình sự - Công an TP.HCM đã huy động lực lượng, áp dụng các biện pháp nghiệp vụ để giải cứu các nạn nhân. Trong 4 tháng tính từ 1/3 đến đầu tháng 7 năm 2025, lực lượng Công an đã giải cứu an toàn được 10 nạn nhân là sinh viên.
Để không trở thành nạn nhân của "bắt cóc online" và các hình thức lừa đảo tinh vi khác, mỗi người chúng ta cần trang bị cho mình những kiến thức và kỹ năng phòng ngừa cần thiết.
Theo Tiến sĩ, Giảng viên chính Nguyễn Huỳnh Bảo Khánh, Trưởng bộ môn Tội phạm học, Khoa Luật hình sự, trường Đại học Luật TP.HCM, để bảo vệ con em khỏi những mối đe dọa tiềm ẩn, gia đình cần thường xuyên giữ liên lạc, đặc biệt với những em học xa nhà.
Bên cạnh đó, hãy quan tâm, trấn an và khuyến khích các em chia sẻ ngay khi có bất kỳ dấu hiệu bị đe dọa hay thao túng.
Và quan trọng nhất là khi phát hiện điều bất thường, hãy báo ngay cho cơ quan công an gần nhất hoặc thông báo cho người thân, bạn bè, giáo viên để được hỗ trợ kịp thời.
Email:
Mã xác nhận: