6 tháng đầu năm 2025, lạm phát trung bình có xu hướng tăng nhẹ so với giai đoạn 2015 - 2024, chủ yếu do giá vật liệu xây dựng và dịch vụ y tế tăng mạnh. Tuy nhiên, giá hàng hóa cơ bản trên thế giới giảm và chỉ số giá hàng hóa nhập khẩu giảm hơn 1,5% đã góp phần quan trọng kiềm chế áp lực lạm phát trong nước.

Toàn cảnh Hội thảo “Diễn biến thị trường, giá cả ở Việt Nam 6 tháng đầu năm và dự báo cho cả năm 2025” do Học viện Tài chính tổ chức
Theo Tiến sĩ Nguyễn Đức Độ - Phó Viện trưởng Viện Kinh tế - Tài chính (Bộ Tài chính), mức lạm phát hiện tại vẫn thấp hơn đáng kể so với ngưỡng mục tiêu. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu chậm lại, xuất khẩu gặp khó khăn, nguồn cung trong nước tiếp tục dồi dào là yếu tố giúp ổn định giá cả những tháng cuối năm.
Bà Nguyễn Thu Oanh - Trưởng Ban Thống kê Dịch vụ và Giá (Tổng cục Thống kê) nhận định, các biện pháp điều hành linh hoạt như giảm 2% thuế VAT và sức mua chưa tăng mạnh là nguyên nhân chính giúp kiểm soát lạm phát hiệu quả trong nửa đầu năm.
Dự báo cả năm 2025, nếu không có biến động lớn về giá dịch vụ công, lạm phát trung bình sẽ giữ ở mức 3,4%; thậm chí trong kịch bản kinh tế thế giới suy thoái, con số này có thể thấp hơn - chỉ khoảng 3%.
Tuy vậy, các chuyên gia vẫn lưu ý rằng nửa cuối năm 2025 sẽ đối mặt nhiều yếu tố bất định như áp lực từ tỷ giá, tăng trưởng tín dụng hay những căng thẳng địa chính trị ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng toàn cầu. Theo TS. Lê Quốc Phương - chuyên gia kinh tế, mục tiêu tăng trưởng GDP 8% là đầy thách thức và cần đến chính sách tài khóa, tiền tệ mở rộng. Tuy nhiên, nếu điều hành hợp lý, các rủi ro liên quan đến lạm phát có thể được kiểm soát.


Giá hàng hóa hạ nhiệt, nguồn cung ổn định giúp giảm áp lực lạm phát
Các chuyên gia đồng thuận rằng cần tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp kiểm soát giá cả, đảm bảo cung ứng hàng hóa thiết yếu, xử lý nghiêm hành vi đầu cơ - trục lợi và thông tin sai lệch gây bất ổn thị trường.
Email:
Mã xác nhận: