Thông tin trên được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại buổi họp báo về kết quả hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm 2025, tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến với các điểm cầu trên cả nước. Tăng trưởng tín dụng, cùng với điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, tiếp tục là những yếu tố then chốt đóng góp vào ổn định kinh tế vĩ mô.

Tín dụng nền kinh tế đạt trên 17,2 triệu tỷ đồng, tăng 9,9% so với cuối năm 2024
Cơ cấu tín dụng trong nửa đầu năm được đánh giá là phù hợp với cơ cấu của nền kinh tế Việt Nam, tập trung vào các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và nhóm ngành ưu tiên. Cụ thể, tín dụng dành cho lĩnh vực bán buôn, bán lẻ chiếm tỷ trọng lớn nhất với 23,74%; kinh doanh bất động sản chiếm 18,47%; công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 12,64%; nông, lâm, thủy sản hơn 6% và xây dựng là 5,53%. Những con số này phản ánh sự phân bổ tín dụng hợp lý, góp phần hỗ trợ tăng trưởng kinh tế bền vững.

Cơ cấu tín dụng trong nửa đầu năm được đánh giá là phù hợp với cơ cấu của nền kinh tế Việt Nam, tập trung vào các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và nhóm ngành ưu tiên
Theo Ngân hàng Nhà nước, trong 6 tháng đầu năm, cơ quan này tiếp tục giữ nguyên các mức lãi suất điều hành nhằm tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng tiếp cận nguồn vốn với chi phí thấp. Đồng thời, chỉ đạo toàn hệ thống tiết giảm chi phí hoạt động, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số để phấn đấu giảm lãi suất cho vay – một trong những công cụ điều hành quan trọng trong chính sách tiền tệ.

Buổi họp báo về kết quả hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm 2025
Nhờ những giải pháp trên, lãi suất cho vay bình quân đối với các khoản vay mới đã giảm 0,64 điểm phần trăm so với cuối năm 2024, hiện ở mức 6,24%. Đây là kết quả tích cực trong bối cảnh nhiều nền kinh tế còn gặp khó khăn về chi phí vốn, cho thấy hiệu quả điều hành của Ngân hàng Nhà nước trong hỗ trợ thị trường tài chính và tăng trưởng tín dụng.

Lãi suất cho vay bình quân đối với các khoản vay mới đã giảm 0,64 điểm phần trăm so với cuối năm 2024
Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Phạm Thanh Hà cho biết: “Ngân hàng Nhà nước tiếp tục triển khai các nghiệp vụ thị trường mở, tái cấp vốn cho các chương trình đã được phê duyệt, hỗ trợ thanh khoản cho hệ thống tín dụng. Đồng thời theo dõi sát tình hình kinh tế để điều chỉnh chính sách lãi suất phù hợp, chỉ đạo tổ chức tín dụng đơn giản hóa thủ tục, tăng cường các giải pháp nhằm giảm thêm lãi suất cho vay.”

Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Phạm Thanh Hà cho biết
Nhận định về triển vọng những tháng còn lại của năm 2025, Ngân hàng Nhà nước cho rằng kinh tế toàn cầu tiếp tục đối mặt nhiều bất định. Đầu giờ sáng 8/7 theo giờ Việt Nam, Mỹ công bố mức thuế mới từ 25–40% đối với hàng hóa nhập khẩu từ 14 quốc gia, áp dụng từ ngày 1/8 và có thể tiếp tục tăng nếu bị trả đũa. Động thái này có thể ảnh hưởng đến dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), tạo áp lực lên tỷ giá và điều hành chính sách tiền tệ tại nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.

Nhận định về triển vọng những tháng còn lại của năm 2025, Ngân hàng Nhà nước cho rằng kinh tế toàn cầu tiếp tục đối mặt nhiều bất định
Lạm phát toàn cầu dù đã hạ nhiệt nhưng vẫn tiềm ẩn nguy cơ tăng trở lại, tạo thêm áp lực lên việc kiểm soát lạm phát trong nước. Ông Phạm Chí Quang – Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước nhận định: “Kế hoạch áp thuế quan cao của Mỹ có thể tác động tới chuỗi cung ứng và dòng vốn FDI toàn cầu. Trong bối cảnh Việt Nam là nền kinh tế có độ mở lớn, kim ngạch xuất nhập khẩu tương đương 200% GDP và thị trường Mỹ đóng vai trò chủ lực, chúng ta có thể đối mặt với nguy cơ sụt giảm dòng vốn và áp lực lớn hơn lên tỷ giá.”

Ông Phạm Chí Quang – Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước nhận định
Trước bối cảnh này, Ngân hàng Nhà nước khẳng định sẽ tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, phối hợp đồng bộ với chính sách tài khóa và các chính sách vĩ mô khác. Mục tiêu là xây dựng các kịch bản điều hành phù hợp, góp phần thúc đẩy tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô và kiểm soát lạm phát trong ngưỡng 4,55% – đúng với định hướng điều hành nền kinh tế năm 2025.
Email:
Mã xác nhận: